Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Cuộc sống hạnh phúc của người dân tộc Hồi ở "cảng hàng không xanh" Trung Quốc
   2009-06-15 15:40:42    cri

 

 

Thói quen tập tục dân tộc Hồi bao gồm hai phần: nghi lễ đời người và nghi lễ cuộc sống. Nghi lễ đời người chủ yếu chỉ những nghi lễ ở vào những giai đoạn quan trọng từ khi sinh ra cho đến chết. Chẳng hạn như dân tộc Hồi Trung Quốc có lễ ra đời, lễ đặt tên, lễ thành hôn vv. Nghi lễ cuộc sống chủ yếu là lễ gặp mặt, lễ đãi khách vv.

Trong 4 ngày sau khi đứa trẻ ra đời, cần phải mời chủ tế tổ chức lễ đặt tên. Ông Mã Chiếm Nguyệt nói:

"Ngày thứ tư sau khi đứa trẻ ra đời, phải mời chủ tế đặt tên cho trẻ, đến gần một tháng, theo tập tục của chúng tôi, phải mời chủ tế tụng kinh."

Trong ngày tổ chức lễ đặt tên, gia đình khá giả dân tộc Hồi phải mổ cừu, gia đình bình thường cũng phải chuẩn bị những món ăn dân tộc Hồi mời chủ tế, biếu hàng xóm, họ hàng bạn bè để bày tỏ chúc mừng. Sau khi kết thúc lễ đặt tên, phải dùng táo đỏ, đường trắng, đường đỏ, đường phèn chấm vào miệng trẻ để cho trẻ mở miệng.

Ông Mã Chiếm Nguyệt nói, từ xưa đến nay, quần chúng dân tộc Hồi ở quận Thuận Nghĩa thành phố Bắc Kinh vẫn giữ gìn tập tục của mình điều này không thể tách rời với sự quan tâm của chính phủ.

"Khi cộng đồng dân tộc Hồi chưa dọn vào nhà mới, lúc còn là đội sản xuất, chính phủ hỗ trợ bột mì, dầu cho chúng tôi vào trước thời gian diễn ra lễ Eid al-Fitr. Chính phủ đối xử với dân tộc thiểu số rất tốt, việc thích làm thì làm, không thích làm thì thôi, không ép buộc."

Giống như ông Mã Chiếm Nguyệt, còn có hơn 1700 người dân tộc Hồi từng sinh sống ở làng Doanh dân tộc Hồi thị trấn Hậu Sa Dụ quận Thuận Nghĩa thành phố Bắc Kinh, hiện nay đã dọn vào nhà cao tầng. Bà Kim Hoàng ở cộng đồng vườn hoa Thanh Lam là một trong những người đó, bà làm việc ở văn phòng chính quyền thị trấn Hậu Sa Dụ, cùng làm với đồng nghiệp dân tộc Hán, bà Kim Hoàng cảm thấy rất hòa thuận.

"Đơn vị mà tôi làm có nhiều người dân tộc Hán, điểm tôi cảm thấy hòa thuận nhất là họ rất quan tâm thói quen ăn uống của tôi, khi tổ chức gặp gỡ bạn bè, họ đều chọn nhà hàng dân tộc Hồi. Chỉ có một mình tôi là dân tộc Hồi, nhưng tôi cảm thấy rất hòa thuận, rất hài hòa khi cùng làm việc với những đồng nghiệp dân tộc Hán."


1 2