Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Diêu Sùng và Tống Cảnh
   2009-06-01 16:14:49    cri

Nghe Online

Đường Trung Tông sau khi phục vị liền trao việc triều chính cho hoàng hậu Vĩ Thị, triệu hồi dùng lại Võ Tam Tư, khiến triều chính trở nên rất hỗn loạn. Năm 710 công nguyên, sau khi Đường Trung Tông qua đời, Lý Long Cơ con trai của Đường Nhuệ Tông khởi binh giết chết Vĩ hoàng hậu, đưa Đường Nhuệ Tông trở lại làm vua. Hai năm sau, Nhuệ Tông nhường ngôi cho Lý Long Cơ, tức Đường Huyền Tông. Lý Long Cơ khi lên ngôi tuy còn trẻ, nhưng lại một lòng một dạ muốn khôi phục sự nghiệp của Đường Thái Tông, nhà vua đã phong Diêu Sùng làm tể tướng nắm việc triều chính, xoay chuyển được bộ mặt hỗn loạn thời Đường Trung Tông, khiến vương triều nhà Đường lại trở nên hưng vượng.

Trong thời kỳ này tại Sơn Đông ba năm liền xảy ra nạn châu chấu phá hoại hoa màu, nông dân bị mất mùa chỉ còn biết đốt hương mong trời phù hộ. Diêu Sùng dâng tấu chương xin diệt nạn châu chấu, Đường Huyền Tông đồng ý và giao việc này cho Diêu Sùng phụ trách. Nhưng vì các quan viên địa phương còn chưa nhận thức được việc này, nên các đại thần do triều đình cử xuống đều bị họ ngăn trở. Qua sự cố gắng dàn xếp của Diêu Sùng, cuối cùng phong trào diệt châu chấu mới được triển khai và thu được hiệu quả, Diêu Sùng do đó được người đời sau ca tụng.

Diêu Sùng khéo giải quyết mọi công việc triều đình, nên được Đường Huyền Tông rất tin cậy. Nhưng hai người con trai của ông là Diêu Di và Diêu Dị thích giao du với khách và nhận quà cáp của họ, nên hai người bị các đại thần trong triều và nhân sĩ xã hội phê bình, làm mất danh dự của Diêu Sùng. Một người đồng liêu của Diêu Sùng tên là Triệu Hải vì nhận lễ vật quý hiếm của người Phiên, nên bị Đường Huyền Tông tống vào ngục tử tù. Diêu Sùng một mặt thừa nhận Triệu Hải có tội, mặt khác tìm mọi cách để giải cứu, khiến Đường Huyền Tông rất bực tức. Diêu Sùng không còn cách nào khác, đã xin nhà vua cho phép mình từ chức về quê làm ruộng, đồng thời tiến cử Tống Cảnh lên thay chức tể tướng.

Tống Cảnh là một người nghiêm minh, chính trực, sau khi làm tể tướng, ông dám phạm thượng dâng tấu chương nói thẳng với nhà vua. Ông trước sau nêu nhiều kiến nghị với vua Đường Nhuệ Tông và Đường Huyền Tông. Trong thời Đường Nhuệ Tông, ông rất chán ghét các đại thần đưa họ hàng thân thích lên làm quan trong triều, đã nêu ra chủ trương "Dù là người có tư cách và học vấn, nhưng phi người tài đều không nhận". Bất chấp cả sự phản đối và ngăn cản của công chúa Thái Bình, ông quả quyết bãi miễn hàng nghìn quan chức vô đức vô tài, nên đã bị công chúa miễn chức tể tướng. Sau khi Đường Huyền Tông lên ngôi, nhà vua nhận thấy Diêu Sùng và Tống Cảnh là nhân tài biết sử dụng quan lại mới, nên lại phong Tống Cảnh làm tể tướng. Từ đó, Tống Cảnh vẫn nêu ra nguyên tắc "Lượng tài nhiệm nhân". Nhằm vào việc những người nịnh hót khi đến gặp vua thường hay bắt những người xung quanh phải lánh mặt, nên đã nêu ra chủ trương khi bá quan tấu sự phải có gián quan và sử quan đứng ở bên cạnh. Đường Huyền Tông rất tôn trọng Tống Cảnh và dùng lễ đưa đón thầy đối với ông, nhiều kiến nghị và ý kiến của ông đều được nhà vua chấp thuận và thi hành. Do đó bộ mặt triều chính ngày một thay đổi.

Tống Cảnh trước sau làm tể tướng được 4 năm, ông không khúm núm trước quyền quý, dốc sức sửa đổi hủ tục, làm việc theo pháp luật và không mưu cầu lợi riêng. Tương truyền, người chú của ông là Tống Nguyên Siêu sau khi được đưa vào hàng ngũ quan dự bị, đã nhiều lần đến gặp Bộ Lại xin được ưu tiên chiếu cố. Tống Cảnh biết việc này đã lệnh cho Bộ Lại không được vì tư hại công. Theo sử sách ghi chép, theo quy định của triều nhà Đường, hàng năm các địa phương đều cử người đến báo cáo công tác với nhà vua và tể tướng, sử giả mỗi khi vào kinh đều đem theo nhiều của báu vật lạ đến biếu tặng và bợ đỡ người quyền quý, có khá nhiều quan lại đã nhận quà tặng này, các sứ giả do đó được thăng quan tiến chức. Tống Cảnh bất mãn trước việc này, sau khi xin ý kiến của nhà vua, ông liền ra lệnh bắt mọi người phải trả lại lễ vật.