Nghe Online
Hơn 1300 năm trước, công chúa Văn Thành triều nhà Đường đã rời đô thành Tràng An ?Phía tây bắc thành phố Tây An, tỉnh Thiển Tây ngày nay?, đi sang tây vực gần 3000 km, trải qua muôn vàn khó khăn đến cao nguyên vùng tuyết, kết duyên với vua Thổ Phiên -Sông Chan Can Pu, đã mở ra một thời đại mới của tình hữu nghị Hán- Phiên. Truyện Sông Chan Can Pu và công chúa Văn Thành đến nay vẫn còn được lưu truyền trong dân gian Hán-Tạng.
Năm Trinh Quan thứ 8?Năm 634 công nguyên?, Sông Chan Can Pu lên ngôi vua xưng hùng trên cao nguyên vùng tuyết, lập nên vương triều Thổ Phiên và tích cực mưu cầu thiết lập quan hệ mật thiết với triều nhà Đường. Bắt đầu từ năm 634 công nguyên, nhà vua đã hai lần cử thừa tướng Lu Tông Chan sang Tràng An cầu hôn. Mãi đến năm 641 công nguyên, Đường Thái Tông mới nhận lời gả công chúa Văn Thành cho Sông Chan Can Pu. Tức thì, công chúa Văn Thành cùng sứ giả và thị tùng lên đường sang Tây vực.
Sông Chan Can Pu nhận được tin vô cùng mừng rỡ, vội dẫn đoàn người đến nghênh đón ở Pai Hai ?Tức huyện Ma Tua, tỉnh Thanh Hải ngày nay?, dựng nên hành cung Pai Hai, rồi hai người dị tộc kết thành vợ chồng tại đây.
Khi hai vợ chồng đi qua Duy Su, ?tức tỉnh Thanh Hải ngày nay??thấy nơi đây khí hậu mát mẻ, phong cảnh thơ mộng, bèn quyết định ở lại đây một tháng. Họ dựng lều bên khe núi, công chúa Văn Thành khi nhàn rỗi lại đưa thóc giống và hạt cải đem theo ra truyền dạy cho người địa phương cách trồng và phương pháp trưng cất rượu, khiến người dân ở đây vô cùng cảm kích. Khi công chúa lên đường trở về La Sa, mọi người đều bịn rịn không nỡ chia tay, họ đã bảo lưu di chỉ ngôi lều của nàng và khắc hình nàng trên đá, rồi năm nào cũng đến thăm viếng.
Khi công chúa Văn Thành về tới La Sa, bà con địa phương nô nức kéo đến vừa hát vừa múa nồng liệt đón mừng. Thời bấy giờ, triều nhà Đường đã thịnh hành phật giáo, công chúa Văn Thành là một tín đồ phật giáo, nàng đem theo tháp phật, kinh thư và tượng phật vào Phiên, rồi ít lâu sau ra lệnh xây dựng chùa Đại Chiêu, pho tượng phật Thích Ca Mâu Ni đặt tại ngôi điện lớn trong chùa cũng do nàng đưa từ Tràng An đến, trong hai gian điện ở hai bên ngôi điện lớn này, còn đặt tượng Sông Chan Can Pu và công chúa Văn Thành trông rất sống động, sau đó, nàng còn cho xây chùa Tiểu Chiêu, phật giáo từ đó bắt đầu dần dần truyền vào Tây Tạng, nàng còn đặt tên cho 8 ngọn núi như Diệu Liên, Kim Cương, Bảo Bình v v cho đến nay vẫn còn sử dụng.
Công chúa Văn Thành một mặt tuyên truyền phật giáo, cầu phúc tiêu tai cho nhân dân Tây Tạng. Mặt khác, còn đem 5 loại giống ngũ cốc và hạt cải đem theo phân phát và truyền dạy cho người địa phương trồng trọt. Đồng thời, còn đem theo nhiều sách kỹ thuật sinh vật và y học, xúc tiến sự phát triển của xã hội Thổ Phiên
Sông Chan Can Pu rất yêu quý công chúa Văn Thành, nhà vua đã ra lệnh xây dựng cung Pu Ta La cho nàng, trong đó bao gồm 1000 cung thất nguy nga tráng lệ, nhưng về sau đều bị hủy hoại bởi sét đánh bốc cháy và chiến tranh tàn phá. Trải qua hai lần trùng tu mở rộng vào thế kỷ 17, mới hình thành quy mô như ngày nay. Ngôi lầu chính trong cung gồm 13 tầng, cao 117 mét, rộng hơn 360 nghìn mét vuông, trong cung còn giữ được rất nhiều bích họa, trong đó có bức tranh vua Đường Thái Tông tiếp sứ giả Lu Tông Chan sang cầu hôn; Tranh công chúa Văn Thành vượt muôn vàn khó khăn đến Tây Tạng, cùng cảnh tượng người dân địa phương nồng liệt đón mừng khi nàng đến La Sa, màu sắc tươi tắn và hình tượng nhân vật rất sống động.
Sau khi công chúa Văn Thành đến Tây Tạng, mối quan hệ giữa Trung Nguyên và Thổ Phiên càng thêm gắn bó, trong hơn 200 năm sau đó không còn xảy ra chiến tranh, sứ thần và nhà buôn hai bên qua lại dồn dập.
Sông Chan Can Pu là một nhân vật hùng tài đại lược, đã thống nhất được Tây Tạng, xúc tiến chính trị, kinh tế, văn hóa của Thổ Phiên phát triển, có đóng góp to lớn cho sự thống nhất và phát triển của một quốc gia gồm nhiều dân tộc. Còn công chúa Văn Thành là một phụ nữ thông minh giỏi giang, không quản ngại gian nan vất vả đến với Tây vực, đã có đóng góp mang tính lịch sử trong việc xúc tiến giao lưu kinh tế văn hóa giữa hai nước Đường-Phiên, tăng cường mối quan hệ thân thiện, hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai dân tộc Hán-Tạng.
Trên đây, các bạn vừa nghe giới thiệu truyện "Sông Chan Can Pu và công chúa Văn Thành". Tiết mục truyện kể TQ hôm nay đến đây tạm dừng, Nguyễn Thanh xin hẹn gặp lại các bạn trong tiết mục này tuần sau. |