Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Huyền Trang Tây du thỉnh kinh
   2009-05-11 16:55:06    cri

Nghe Online

Huyền Trang nguyên họ Trần, tên Húy, pháp danh Huyền Trang, sinh tại làng Trần Bảo, huyện Câu Thị, Lạc Châu.(Tức làng Trần Hà, thị trấn Câu Thị, huyện Ân Sư, tỉnh Hà Nam ngày nay).Thời nhà Tùy, phật giáo đã tương đối thịnh hành, khắp nơi trong cả nước đều có chùa chiền. Trần Tố người anh thứ hai của Huyền Trang lúc bấy giờ đang xuất gia tại chùa Tĩnh Thổ -Lạc Dương, khi thấy em mình thông minh hiếu học, thường dẫn Huyền Trang đến đạo trường theo đọc kinh phật. Khi lên 13 tuổi, Huyền Trang được cao tăng Trịnh Thiện Quả phá lệ tuyển làm tăng lữ. Sau khi xuất gia, Huyền Trang và anh cùng ở trong chùa Tĩnh Thổ. Bấy giờ, Cảnh pháp sư giảng kinh "Niết Bàn" trong chùa, Huyền Trang chăm học đến quên ăn quên ngủ, sau đó lại học "Nhiếp đại thừa luận". Cậu có biệt tài đã nghe là thuộc, khiến mọi người đều rất kinh ngạc, có lần họ bảo cậu tọa thiền thuật lại, cậu đọc sang sảng và rất lưu loát, giọng chẳng khác gì thầy giảng, nên từ đó tiếng tăm Huyền Trang ngày một vang xa.

Huyền Trang từng đến chùa Thiên Hoàng ở Kinh Châu giảng "Nhiếp luận" và "Tỳ Đàm" cho các danh sĩ tăng lữ. Nửa năm sau, Huyền Trang từ Kinh Châu  đi lên hướng bắc du ngoạn các nơi, thăm viếng các cao tăng danh sĩ, sau đó quay về Tràng An theo học hai vị Đai sư Pháp Thường và Tăng Biện, trở thành một danh nhân tại Tràng An. Huyền Trang du lịch các nơi, dạo qua nhiều chùa chiền, am hiểu sâu rộng học thuyết của các môn phái. Nhưng trải qua nhiều năm miệt mài nghiên cứu, Huyền Trang cảm thấy học thuyết của các môm phái này đều không nhất trí với nhau trong việc giải thích kinh điển phật giáo, hơn nữa những sách cổ được dịch ra Hán văn cũng không diễn đạt được đầy đủ nguyên ý. Nhằm khắc phục tình trạng này, Huyền Trang đã quyết định sang Ấn Độ thỉnh kinh.

Năm Trinh Quan thứ nhất ?Tức năm 627 công nguyên?Huyền Trang trà trộn trong đám nạn dân ra khỏi Tràng An, bắt đầu cuộc hành trình dài dặc nổi tiếng trong lịch sử. Trong thời kỳ giao thông đường biển chưa phát triển lúc bấy giờ, sự giao lưu chính trị, kinh tế, văn hóa giữa TQ với các nước phương tây, đều tiến hành trên con đường tơ lụa nối liền giữa lục địa Á Âu. Huyền Trang trước tiên đến Lan Châu, sau đến Lương Châu- một thành phố quan trọng trên đường hành lang hà tây Cam Túc. Khi Huyền Trang tiến vào sa mạc đến nước Cao Sang?Tức Tu Lu Phan ngày nay?, vua Cao Sang muốn giữ lại làm người chủ trì chùa viện, nhưng bị Huyền Trang từ chối. Nhà vua đành chuẩn bị hành trang và lộ phí cho Huyền Trang, đồng thời còn viết thư và gửi quà tặng quốc vương của 24 nước, và cử Ngự sử Hoan Bồi cùng 25 công dịch hộ tống Huyền Trang lên đường. Huyền Trang vượt qua muôn núi nghìn sông đến Nhiệt Hải?Tức hồ Lssyk kul trong địa phận Liên Xô cũ?sau đó men theo Nhiệt Hải đi lên hướng tây bắc đến thành Su De?Tức thành Tokmak của Liên Xô cũ?, Huyền Trang gặp vua Tây Đột Quyết, được nhà vua nhiệt tình tiếp đãi, rồi cử người thông thạo ngôn ngữ các nước đi theo làm phiên dịch. Huyền Trang từ đây bắt đầu đi xuống phía nam, đến khu vực nằm giữa hai dòng sông Amu và Syrdarya thuộc Liên Xô cũ, vượt qua sông Amu và núi Hindu Kush, tiến vào địa phận miền bắc Ấn Độ, cả thảy đi qua 110 nước lớn nhỏ, cuối cùng đến thánh địa phật giáo Thiên Trúc.

Chuyến du lịch của Huyền Trang không những dành được thành công to lớn về mặt phật học, hơn nữa còn xúc tiến sự giao lưu văn hóa giữa phương đông và phương tây. Năm 645 công nguyên, Huyền Trang đem theo 600 bộ kinh phật trở về Trang An sau hơn 10 năm xa cách. Từ đó về sau, Huyền Trang dốc sức vào việc phiên dịch kinh phật đem từ Thiên Trúc về, đồng thời cùng em trai biên soạn ra cuốn "Đại Đường tây vực ký". Hai em trai của Huyền Trang là Huệ Lập và Ngạn Kinh còn viết ra bộ sách "Truyện pháp sư Tam Tạng chùa Đại Từ Ân" gồm 10 quyển. "Đại Đường tây vực ký " lấy địa danh làm chính, còn "Truyện pháp sư Tam Tạng chùa Đại Từ Ân" thì lấy con người làm chính, được học giả hiện nay coi là hai tác phẩm lớn để nghiên cứu về tuyến giao thông giữa TQ và phương tây, cùng Trung Á thời nhà Đường, cũng như lịch sử, dân tộc, ngôn ngữ và tôn giáo Ấn Độ.

Do lao tâm vì công việc, Huyền Trang mất vào ngày 5 tháng 2 năm Lân Đức thứ nhất, số người đưa tang lên tới hơn 1 triệu người, còn đứng dọc hai bên đường có khoảng hơn 30 nghìn người, chiếc tiểu đựng xương đỉnh của pháp sư Huyền Trang hiện còn cất giữ tại viện bảo tàng lịch sử Nam Kinh.