Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Văn học cổ điển Trung Quốc: Lý Thanh Chiế--nhà thơ nữ tài hoa nhất thời đại với những trắc trở
   2009-05-06 15:21:10    cri

Dù là thời xưa hay thời nay, ở Trung Quốc hay nước ngoài, rất hiếm có nhà văn nữ tiếng truyền sử xanh, những nhà văn nữ có tài hoa hơn người khác, sự từng trải của họ cũng thường mang màu sắc bi kịch. Nhà thơ nữ Lý Thanh Chiếu sinh sống trong thời kỳ thay đổi triều đại giữa Bắc Tống và Nam Tống cách đây hơn 900 năm trước, là một nhà văn nữ như trên. Tác phẩm Lý Thanh Chiếu đã đạt tới đỉnh cao nghệ thuật về phong cách trường phái "Uyển ước" (trường phái "Uyển ước" chủ trương tính nghiêm ngặt của âm luật, ngôn ngữ, phong cách của từ v.v.). Sự từng trải suốt cuộc đời của Lý Thanh Chiếu đan xen với vận mệnh quốc gia, vừa mừng vừa tủi, lúc lên lúc xuống, mang màu sắc truyền kỳ.

Lý Thanh Chiếu ra đời trong một gia đình giàu có, có truyền thống văn học, người cha và anh trai đều làm quan trong triều đình, người mẹ cũng là một phụ nữ tài hoa giỏi về sáng tác thơ và viết văn. Lý Thanh Chiếu rất thông minh, tiếp nhận giáo dục hệ thống, từ thuở bé Lý Thanh Chiếu có trí nhớ tài tình nhìn qua là thuộc, có trình độ văn học cao, tuy vẫn còn bé, nhưng Lý Thanh Chiếu có tài xuất khẩu thành thơ, thể hiện năng khiếu văn học nổi trội hơn người.

Khi là thiếu nữ, Lý Thanh Chiếu ngây thơ, lãng mạn, nội dung tác phẩm của Lý Thanh Chiếu bao gồm chèo thuyền, đánh đu, chơi cùng các bạn gái, ngồi thờ thẫn một mình ở nhà v.v., thể hiện hình ảnh thiếu nữ hoạt bác, vui tính, thoạt mới biết yêu, ngây thơ hồn nhiên.

Câu chuyện tình yêu của Lý Thanh Chiếu không như câu chuyện tình yêu giữa chàng Rô-mê-ô và nàng Giu-li-ét phương Tây, không phải là câu chuyện đôi nam nữ phải trải qua biết bao khó khăn mới được hưởng tình yêu ngọt ngào, mà là ngay từ ban đầu đã được cảm nhận sự ngọt ngào của tình yêu. Người chồng Triệu Minh Thành là một thiếu niên anh tuấn, hai người cũng là tri kỷ văn học, ý hợp tâm đầu. Ngoài ra, hai người không những đều yêu thích thơ, từ, chơi đàn, đánh cờ, thư pháp và vẽ tranh, mà còn yêu thích cất giữ và nghiên cứu cổ vật. Trong thời đại không cho phép yêu đương tự do, Lý Thanh Chiếu được hưởng tình yêu tâm đầu ý hợp như vậy, có thể nói là nhân duyên trời định.

Hai vợ chồng Lý Thanh Chiếu và Triệu Minh Thành kính trọng lẫn nhau, để lại nhiều giai thoại. Tương truyền có một câu chuyện như sau: tết Trung Thu một năm, một người bạn của Triệu Minh Thành đến thăm. Người bạn hỏi Triệu Minh Thành gần đây có tác phẩm mới không, Triệu Minh Thành đưa cho bạn xem cả tác phẩm của vợ mình và những bài từ do mình sáng tác. Sau khi đọc xong, người bạn nói, trong các bài từ chỉ có ba câu hay nhất là: "Mạc đạo bất tiêu hồn, liêm quyển tây phong, nhân tỷ hoàng hoa sấu." (nghĩa là: người chồng làm quan ở địa phương khác, Lý Thanh Chiếu không thể sum họp cùng người chồng, nỗi nhớ nhung đối với người chồng khiến Lý Thanh Chiếu gương mặt tiều tụy, người gầy hơn hoa cúc) Ba câu này là do Lý Thanh Chiếu sáng tác, Triệu Minh Thành vừa thấy vui vừa thấy xấu hổ, bèn tôn vợ làm cô giáo trước mặt người bạn.

Vì có tình yêu ngọt ngào, Lý Thanh Chiếu có tư duy văn học nhanh nhạy, sự sáng tác thơ, từ của Lý Thanh Chiếu đã bước vào thời kỳ chín muồi, hình thành phong cách kết hợp phong cảnh lẫn tình cảm, mới mẻ, tao nhã, nâng trường phái "Uyển ước" của Trung Quốc lên đến đỉnh cao nghệ thuật.

Nhưng, trong lúc Lý Thanh Chiếu thấy hạnh phúc nhất, nhà nước lại xuất hiện tình hình bấp bênh, khói lửa chiến tranh đã thiêu hủy tổ ấm tình yêu của Lý Thanh Chiếu cùng người chồng. Lý Thanh Chiếu cảm thấy hình như từ thiên đường rơi xuống tới địa ngục chỉ trong chốc lát. Lý Thanh Chiếu cùng chồng Triệu Minh Thành di dời nay đây mai đó để tránh loạn lạc, cuối cùng hai người buộc phải ở riêng hai nơi, cho đến khi Triệu Minh Thành qua đời vì lâm bệnh, Lý Thanh Chiếu phiêu bạt một mình, luôn chìm đắm trong nỗi nhớ nhung đối với người chồng, đã trải qua những năm cuối đời một cách thê lương và cô đơn.

Các sự kiện như người chồng qua đời, nước mất nhà tan, một mình phiêu bạt nơi đây mai đó, cộng thêm những cổ vật quý báu do mình và người chồng mất nửa đời cất giữ bị cướp, phần lớn cổ vật mất đi, khiến Lý Thanh Chiếu bị tổn thương to lớn về tinh thần lẫn sức khỏe.

Sau khi từ miền bắc phiêu bạt đến miền nam, tình cảm của Lý Thanh Chiếu trở nên càng tế nhị và yếu ớt. Các cảnh như hoa nở, hoa tàn, gió mùa thu, mưa mùa xuân, bốn mùa thay đổi đều khơi dậy linh cảm sáng tác của Lý Thanh Chiếu, và những bài từ gửi gắm và bày tỏ tình cảm nhớ nhung đối với người yêu đã trở thành phương thức duy nhất trút hết lòng sầu muộn của Lý Thanh Chiếu. Những câu thơ như "Tầm tầm mích mích, lạnh lạnh thanh thanh, thê thê thảm thảm thích thích" (lần lần, giở giở, lạnh lạnh lùng lùng, cảm cảm thương thương nhớ nhớ) trở thành nội dung chính của các tác phẩm của Lý Thanh Chiếu trong giai đoạn này. Từ buồn bã vì tình cảm ban đầu, đến sầu muộn vì cửa nát nhà tan, lại đến sầu muộn vì nhà nước bị chiếm đóng, tác phẩm của Lý Thanh Chiếu không thể nào tách ra khỏi tình cảm sầu muộn. Câu thơ "Chẩm nhất cá sầu tử liễu đắc" (tạm dịch là: Ghê gớm sao, sầu kia một chữ) đã miêu tả cuộc sống trong những năm cuối đời của Lý Thanh Chiếu.

Lý Thanh Chiếu trải qua những sự kiện vui mừng và bi thương, gặp phải nhiều trắc trở trong suốt cuộc đời, với thân phận phụ nữ sáng tác từ kể lại sự từng trải của mình, đã xây dựng hình ảnh phụ nữ có cá tính rõ nét chưa từng có. Từ và câu chuyện của Lý Thanh Chiếu thể hiện cái đẹp về bi kịch thê lương, trở thành dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử văn học Trung Quốc.