Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thuốc bổ âm:Mai Rùa-mai Ba Ba
   2009-05-01 15:20:54    cri
Thuốc bổ âm vị cam tính hàn là chính, thuốc bổ âm thanh nhiệt có vị đắng. Thuốc bổ âm phổi và bổ âm dạ dày chủ yếu quy kinh lạc phổi và dạ dày; thuốc bổ âm gan và thận chủ yếu quy kinh lạc gan và thận; một số ít thuốc bổ âm còn có thể bổ âm cho tim, quy kinh lạc tim. Các loại thuốc bổ âm đều có thể bổ âm, có cả công hiệu nhuận và thanh nhiệt. Thuốc bổ âm bao gồm các công hiệu cụ thể như bổ âm phổi, bổ âm vị, bổ âm tỳ, bổ âm gan, bổ âm thận, bổ âm tim v.v. Lần lượt chữa trị các chứng như phổi âm hư, vị âm hư, tỳ âm hư, gan âm hư, thận âm hư, tim âm hư. Chứng âm hư chủ yếu biểu hiện qua hai triệu chứng: Một là âm dịch không đủ, không đủ chất nhuận cho các cơ quan phủ tạng, xuất hiện các triệu chứng nước da khô, cổ họng khô, mồm khô, mũi khô, mắt khô, đường ruột khô, táo bón. Hai là âm hư dẫn đến nội nhiệt, sau buổi chiều nhiêṭ độ cơ thể trở nên nóng ẩm, ra mồ hôi trộm, buồn bực, hai má đỏ; hoặc âm hư dương khí tăng năng với triệu chứng chóng mặt hoa mắt. Chứng âm hư ở các phủ tạng khác nhau còn có triệu chứng đặc biệt. Thí dụ như phổi âm hư có triệu chứng ho khàn, đờm ít, khạc ra máu hoặc khàn tiếng. Vị âm hư thường hay xuất hiện các triệu chứng mồm khô, cổ họng khô, đau dạ dày, tức dạ dày, đói bụng mà không muốn ăn, hoặc hay bị ợ khô v.v. Tỳ âm hư phần lớn với triệu chứng là khí tỳ suy nhược, âm tỳ suy nhược, ăn ít, ăn xong cảm thấy đầy bụng, táo bón, môi khô, ít nước bọt, nôn khô, bị ợ, lưỡi khô, rêu lưỡi ít v.v. Chứng gan âm hư với triệu chứng là chóng mặt, ù tai, mắt khô, chân tay bị tê hay bị giật, móng chân và móng tay không bóng. Thận âm hư với triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, ù tai, tai điếc, răng bị lung lay, mỏi lưng, đau nhức, di tinh v.v. Chứng tim âm hư với triệu chứng tim đập nhanh, mất ngủ, hay nằm mơ v.v.

Mai Rùa: Vị cam, tính hàn, quy kinh lạc thận, gan và tim, gồm bốn công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là bổ âm tàng dương, thích hợp chữa trị các chứng âm hư dương tăng năng, âm hư nội nhiệt, âm hư bị gió bởi gan thận âm hư gây nên. Trường hợp chữa trị chứng âm hư dương tăng năng thường hay phối chế với Thiên Đông, Bạch Thược, Mẫu Lệ, nếu chữa trị âm hư nội nhiệt nói chung phối chế với Thục Địa Hoàng, Tri Mẫu và Hoàng Bách; trường hợp chữa trị âm hư cảm gió thường phối chế với A Giao, mai Ba Ba và Sinh Địa Hoàng.Công hiệu thứ hai của mai Rùa là ích thận kiện cốt, thích hợp chữa trị thận hư, gân cốt suy yếu bị teo. Công hiệu thứ ba là dưỡng huyết bổ tim với các triệu chứng hoảng hốt, mất ngủ, hay quên bởi âm hư thiếu máu gây nên. Công hiệu thứ tư là cầm máu, thích hợp chữa trị chứng âm hư máu nóng, băng huyết phụ nữ, lượng kinh nguyệt quá nhiều.

Cách dùng và liều lượng: Dùng mai Rùa sắc nước uống, mỗi lần từ 9-24 gam. Mai Rùa nên sắc trước. Nếu dùng cát xào và tẩm qua dấm mới sắc, thì thành phần hữu hiệu của mai Rùa sẽ tốt hơn và có thể khử mùi tanh.

Điều cần phải lưu ý là: Những người tỳ vị hư hàn kiêng dùng. Sách cổ ghi chép rằng, mai Rùa có công hiệu tan hạch, tan cục, phá ứ, chữa trị chứng khó đẻ, cho nên phụ nữ có thai nên thận trọng khi sử dụng.

Mai Ba Ba: Vị cam, vị mặn, tính hàn, quy kinh lạc gan và thận.

Mai Ba Ba gồm bốn công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là bổ âm tàng dương, thích hợp chữa trị chứng gan thận âm hư. Công hiệu thứ hai là giảm sốt, thích hợp chữa trị chứng tà khí tấn công âm khí ở thời kỳ cuối phát sốt, trường hợp thường hay phối chế với Đan Bì, Sinh Địa Hoàng và Thanh Hao. Công hiệu thứ ba của mai Ba Ba là tan hạch, tan cục, chủ yếu chữa trị chứng hạch cứng cục cứng.

Cách dùng và liều lượng: Dùng mai Ba ba sắc nước uống, mỗi lần từ 9-24 gam. Mai Ba Ba nên sắc trước.

Trường hợp bổ âm tàng dương nên dùng mai Ba Ba sống, trường hợp tan hạch tan cục nên tẩm qua dấm mới dùng.

Điều cần phải lưu ý là: Những người tỳ vị hư hàn, ăn ít, đi loãng và phụ nữ có thai kiêng dùng.

Mai Rùa và mai Ba Ba đều là vỏ cứng của loại động vật, vị mặn, tính hàn, quy kinh lạc gan thận, đều có thể bổ âm tàng dương, có nghĩa là bồi bổ âm khí của gan và thận, làm dịu dương khí của gan, thích hợp chữa trị các chứng âm khí gan không đủ, các chứng đau đầu, chóng mặt do dương khí gan tăng năng gây nên, nóng ẩm, ra mồ hôi trộm, di tinh do âm khí thận không đủ hư hỏa quá vượng gây nên cũng như các chứng phát sốt thương âm, âm hư cảm gió, run chân run tay, lưỡi khô, lưỡi đỏ v.v. Điều khác nhau là mai Rùa lại vị cam và quy lạc tim, công hiệu bổ âm khá mạnh, bên cạnh đó còn có thể ích thận kiện cốt, củng cố kinh nguyệt, cầm máu, dưỡng máu bổ tim, cũng có thể chữa trị các chứng mỏi lưng đau khớp bởi thận hư gây nên; gân cốt yếu, trẻ em lồi xương ngực, gù lưng, thóp không liền, mọc răng muộn, đi muội; âm hư máu nóng, băng huyết phụ nữ, lượng kinh nguyệt quá nhiều, âm hư thiếu máu, hoảng hốt, mất ngủ, hay quên do tim thận chưa được bồi bổ đầy đủ gây nên. Công hiệu thanh hư nhiệt, giảm sốt của mai Ba Ba khá mạnh, là vị thuốc quan trọng trong chữa trị âm hư phát sốt, trong khi đó còn có công hiệu nổi bật về tan hạch tan cục, gan tỳ sưng to, tắc kinh v.v.