Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Lý Mật ngưu giác quải thư
   2009-04-13 14:20:10    CRIonline

Nghe Online

"Lý Mật ngưu giác quải thư", tức Lý Mật treo sách trên sừng trâu.

Gia đình Lý Mật đời đời đều làm quan, nên xuất thân của ông đã có tác dụng quan trọng đối với sự từng trải trong suốt đời mình. Thời niên thiếu, ông được đưa vào làm thị vệ trong cung đình Tùy Thang Vương. Ông tính nết ma lanh, khi Tùy Thang Vương nhìn thấy cho là người không thực thà liền cho thôi việc về nhà. Lý Mật chẳng hề tỏ ra phiền não, sau khi về nhà liền chăm chú vào việc đọc sách, quyết chí làm một người có học vấn.

Lý Mật thích đọc binh thư và thuộc lòng quyển sách này. Trong khi đọc sách, ông có thói quen thường treo sách lên sừng trâu vừa đi vừa đọc. Một hôm, Việt Quốc Công-Dương Tố đi qua nhìn thấy tỏ ra rất kinh ngạc, mới theo sau hỏi Lý Mật tại sao lại chăm chỉ như vậy?. Lý Mật quay lại nhận ra Dương Tố liền vội vàng cúi chào. Dương Tố hỏi ông đọc sách gì? Lý Mật trả lời " Truyện Hạng Vũ", rồi hai người cùng trò chuyện với nhau, học vấn của Lý Mật khiến Dương Tố rất khâm phục. Sau khi về nhà, Dương Tố gọi con là Dương Huyền Cảm đến nói rằng: "Học vấn và tài năng của Lý Mật còn vượt trội hơn mấy anh em các con, sau này có việc gì cần kíp thì hãy đến bàn với anh ta". Nên từ đó Dương Huyền Cảm rất kính phục Lý Mật, rồi hai người kết thành đôi bạn sống chết có nhau.

Dương Huyền Cảm là con của công thần dựng nước, lại hiếu học và giỏi nghề cung ngựa, thêm vào đó lại là một ông quan nghiêm minh chính trực, nên được mọi người tôn trọng. Năm 613 công nguyên, khi Tùy Thang Vương trinh phạt Cao Ly lần thứ hai, liền ra lệnh cho Dương Huyền Cảm lúc đó đang làm Lễ Bộ Thượng Thư, đến Lê Dương đốc thúc và vận chuyển lương thực. Dương Huyền Cảm nhận thấy chế độ bạo ngược của Tùy Thang Vương đã khiến nhân dân cả nước tỏ ra rất bất mãn, nông dân các nơi vùng lên khởi nghĩa, mà Tùy Thang Vương đang dẫn quân chủ lực ra chiến trường xa tại Liêu Đông, hậu phương bỏ trống, muốn nhân cơ hội này khởi binh để lật đổ triều nhà Tùy, ông bèn cử người đến Tràng An đón Lý Mật về Lê Dương.

Lý Mật bày cho Dương Huyền Cảm ba kế: Thượng, trung và hạ sách, nhưng Dương Huyền Cảm vì quá nóng vội đã theo hạ sách dẫn quân từ Lê Dương đánh vào Đông Đô, trên đường đi lại được nông dân nô nức tham gia, số quân lên tới 100 nghìn người, họ liên tiếp đánh thắng mấy trận. Bấy giờ, Tùy Thang Vương đang đánh trận tại Liêu Dương, nhận được cấp báo liền cử đại tướng Vũ Văn Thuật dẫn đại quân tiến đánh Dương Huyền Cảm, Dương Huyền Cảm chống đỡ không nổi toan lui quân về Tràng An, Vũ Văn Thuật dẫn quân đuổi kịp rồi bao vây chặt, Dương Huyền Cảm bị chém chết, Lý Mật bị bắt sống. Trên đường đi, Lý Mật đã thuyết phục các tù nhân đem tiền của ra biếu người áp giải rồi trốn thoát.

Năm 616 công nguyên, Lý Mật đi theo Thôi Nhượng lãnh đạo quân khởi nghĩa Ngõa Cương Trại. Cuối năm Đại Nghiệp thứ 6, Thôi Nhượng khởi binh phản Tùy, họ từng nhiều lần đánh bại các cuộc bao vây của quân Tùy, đội ngũ phát triển tới hơn 10 nghìn người.

Là một người giỏi mưu lược, Lý Mật đã dần dần hình thành thế lực riêng của mình trong nội bộ quân khởi nghĩa. Ông không những hiệu lệnh nghiêm minh, mà đời sống cũng rất tằn tiện, phàm những tiền của thu được trong chiến trận, ông đều đem chia cho các tướng sĩ, nên mọi người đều biết ơn và ngả theo ông. Mùa xuân năm 617 công nguyên, Lý Mật khuyên Thôi Nhượng nên nhân lúc Tùy Thang Vương đi du ngoạn ở Tây Đô, tấn công vào Đông Đô. Thôi Nhượng nghe theo, rồi cử người sang dò thám tình hình. Quan viên nhà Tùy phát hiện việc này bèn tăng cường phòng ngự. Lý Mật lại thay đổi kế hoạch tập kích Hưng Lạc Xương.

Hưng Lạc Xương là kho lương lớn nhất của triều nhà Tùy, chu vi thành dài hơn 20 dặm, trong thành đào thành 3000 kho, mỗi kho chứa 8000 thạch lương thực.

Sau khi chiếm được Hưng Lạc Xương, quân Ngõa Cương lập tức ra lệnh mở kho phân phát cho nhân dân. Trận tập kích này không những thu được nhiều quân lương, mà còn cứu tế cho đông đảo nhân dân, nên được nhân dân ủnh hộ. Trận đánh này càng nâng cao danh vọng của Lý Mật, ông được Thôi Nhượng tiến cử làm trại chủ, đổi hiệu là Ngụy Công, sau lại được các đạo nghĩa quân xác lập địa vị bang chủ.