Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Văn học trên mạng của Trung Quốc phát triển bừng bừng
   2009-04-10 15:09:59    cri

Nghe Online

Ngày 26 tháng 3, công ty Văn học Thịnh Đại—công ty nổi tiếng về văn học trên mạng của Trung Quốc khởi động hoạt động cuộc thi văn học chữ Hán trong phạm vi toàn cầu với giải thưởng hàng chục triệu nhân dân tệ. Công ty tuyên bố sẽ tài trợ cho tác giả xuất sắc giao dịch bản quyền và tuyên truyền quảng cáo tác phẩm. Tình hình sáng tác văn học trên mạng phát triển bừng bừng, sức ảnh hưởng và hiệu quả kinh tế của văn học trên mạng Trung Quốc đang thu hút sự chú ý của đông đảo độc giả.

Theo con số do Chính phủ Trung Quốc công bố, năm 2008 Trung Quốc có cư dân mạng gần 300 triệu người, Trung Quốc vượt quá Mỹ trở thành nước có cư dân mạng nhiều nhất trên thế giới. Điều tương ứng là, ngày càng nhiều cư dân mạng thích đưa ra tác phẩm văn học của mình lên mạng, những cư dân mạng nổi tiếng bởi văn học trên mạng được gọi là "tác giả trên mạng", tác phẩm văn học trên mạng của họ được xuất bản hoặc cải biên thành phim và trò chơi điện tử.

"Đương niên minh nguyệt"

"Đương niên minh nguyệt" là tác giả trên mạng nổi tiếng ở Trung Quốc. Trong đời sống hiện thực, "Đương niên minh nguyệt" tên thật là Thạch Duyệt, năm nay 30 tuổi, là một viên chức hải quan bình thường. Kể từ năm 2006, Thạch Duyệt bắt đầu đưa ra tiểu thuyết "Những chuyện xẩy ra trong đời Minh" do anh sáng tác trên mạng ngoài giờ làm việc, kể lại con người và sự kiện đời Minh Trung Quốc từ thế kỷ 14 đến 17. Do giọng văn hài hước, phương thức phân tích lịch sử khác hẳn với sách giáo khoa, bộ tiểu thuyết được đưa ra trên mạng này với nickname "Đương niên minh nguyệt" lập tức trở nên nổi tiếng, trên nhiều trang wéb hàng tháng số truy cập tiểu thuyết này đều vượt quá 1 triệu, tính đến nay bộ tiểu thuyết này đã xuất bản 6 tập, và bán rất chạy.

Câu chuyện như trên rất nhiều. Nhiệm Oán cũng là tác giả nổi tiếng trên mạng, kể từ năm 2003 anh bắt đầu viết tiểu thuyết trên mạng, anh nói bắt đầu sáng tác là một chuyện ngẫu nhiên. Anh nói:

"Lúc đó tôi đang xem một cuốn sách trên mạng, nhưng tác giả viết rất chậm, tôi đợi không nổi, và nghĩ rằng đợi xem không bằng thà tự mình viết, thế là tự nhiên tôi đã bắt đầu sáng tác trên mạng."

Nhiệm Oán phần lớn viết về nội dung viễn tưởng, anh đã đưa ra 4 bộ tác phẩm trên mạng, 1 bộ trong đó đã xuất bản. Nhiệm Oán là kỹ sư công ty tin học, sáng tác tiểu thuyết ngoài giờ làm, và thường viết đến đêm khuya, rất vất vả. Nhưng Nhiệm Oán nói, một khi tác phẩm được cư dân mạng đánh giá cao và nhận được sự quan tâm rộng rãi, cảm giác hạnh phúc và thoả mãn không thể nào có được trong đời sống hiện thực.

Cảm giác "hạnh phúc" và "thoả mãn" như anh Nhiệm Oán nói được coi là động lực thúc đẩy văn học trên mạng phát triển bừng bừng. Trên mạng in-tơ-nét, tác giả vừa viết, vừa có thể trao đổi với cư dân mạng, tác giả kịp thời nắm bắt cảm thụ của độc giả và cũng nhận được lời cổ vũ, sẽ tiếp tục sáng tác một cách hăng say. Diệp Hiểu Dương, Giám đốc "Câu lạc bộ văn học Ngũ Tứ" của trường Đại học Bắc Kinh nói, văn học trên mạng đã thay đổi quan hệ giữa độc giả và tác giả. Anh Diệp Hiểu Dương nói:

"Tiểu thuyết trên mạng đã tạo một mặt bằng cho độc giả và tác giả có thể giao lưu nhanh chóng và trực tiếp hơn. Tôi thích đọc tiểu thuyết 'Bút ký cướp mộ' và 'Ma thổi đèn', hai cuốn tiểu thuyết này đều là tác giả vừa viết, vừa trao đổi với độc giả, khoảng cách giữa độc giả và tác giả đã thu hẹp. Hiện nay đã không còn như trước kia, tác giả đứng ở vị trí cao hơn, độc giả chỉ có thể ngẩng đầu mà nhìn, hiện nay quan hệ giữa độc giả và tác giả là giao lưu và đối thoại bình đẳng hơn."

Văn học trên mạng có số lượng rất nhiều và trình độ khác nhau, muốn nhận được sự chú ý của độc giả, điều quan trọng nhất là phải có câu chuyện đầy sức cuốn hút.

Ông Bạch Diệp, nhà bình luận văn học nổi tiếng cho rằng, sự phát triển của văn học trên mạng đã thuận theo trào lưu xã hội, làm phong phú thêm sự sáng tác văn học của Trung Quốc. Ông nói:

"Ban đầu văn học trên mạng không có đặc điểm nổi bật, chúng tôi thậm chí không thể nhìn rõ văn học trên mạng có khác biệt như thế nào với văn học truyền thống. Nhưng sau những năm phát triển, văn học trên mạng đã dần dần hình thành đặc điểm, tạo một mặt bằng tốt phân chia các thể loại văn học, bổ khuyết cho văn học nghiêm túc của các tác giả truyền thống. Văn học trên mạng được phân chia thành các thể loại như viễn tưởng, ly kỳ, lịch sử, võ hiệp, tình yêu v.v. Những năm qua, tiểu thuyết các thể loại nói trên đều bán rất chạy trên thị trường."

Đối với nhà xuất bản và ngành điện ảnh và truyền hình mà nói, văn học trên mạng mới nổi lên đã tạo cơ hội thương mại mới. Ông Lê Ba, Phó Giám đốc Nhà xuất bản Văn nghệ Trường Giang nói:

"Văn học trên mạng đã cung cấp một phương pháp và một kênh cho ngành xuất bản truyền thống chúng tôi tìm kiếm tác giả và tác phẩm mới, điều này hết sức quan trọng. Nhiều tác giả của những cuốn sách bán chạy đều đến từ văn học trên mạng, chẳng hạn tác giả của cuốn sách 'Bút ký cướp mộ', 'Ma thổi đèn', tác giả của cuốn sách 'Những chuyện xẩy ra trong đời Minh'."

Văn học trên mạng phát triển bừng bừng đã khiến những trang wéb văn học phát triển lớn mạnh. Công ty Văn học Thịnh Đại thành lập năm ngoái hiện nay đã có 3 trang wéb văn học, tự xưng đã chiếm trên 90% thị phần văn học trên mạng, trang wéb Khởi Điểm thuộc công ty Thịnh Đại có 180 nghìn tác giả, mỗi ngày cập nhật hơn 30 triệu chữ, số lượng truy cập hàng ngày vượt quá 300 triệu.