Thuốc bổ âm vị cam tính hàn là chính, thuốc bổ âm thanh nhiệt có vị đắng. Thuốc bổ âm phổi và bổ âm dạ dày chủ yếu quy kinh lạc phổi và dạ dày; thuốc bổ âm gan và thận chủ yếu quy kinh lạc gan và thận; một số ít thuốc bổ âm còn có thể bổ âm cho tim, quy kinh lạc tim. Các loại thuốc bổ âm đều có thể bổ âm, có cả công hiệu nhuận và thanh nhiệt. Thuốc bổ âm bao gồm các công hiệu cụ thể như bổ âm phổi, bổ âm vị, bổ âm tỳ, bổ âm gan, bổ âm thận, bổ âm tim v.v. Lần lượt chữa trị các chứng như phổi âm hư, vị âm hư, tỳ âm hư, gan âm hư, thận âm hư, tim âm hư. Chứng âm hư chủ yếu biểu hiện qua hai triệu chứng: Một là âm dịch không đủ, không đủ chất nhuận cho các cơ quan phủ tạng, xuất hiện các triệu chứng nước da khô, cổ họng khô, mồm khô, mũi khô, mắt khô, đường ruột khô, táo bón. Hai là âm hư dẫn đến nội nhiệt, sau buổi chiều nhiêṭ độ cơ thể trở nên nóng ẩm, ra mồ hôi trộm, buồn bực, hai má đỏ; hoặc âm hư dương khí tăng năng với triệu chứng chóng mặt hoa mắt. Chứng âm hư ở các phủ tạng khác nhau còn có triệu chứng đặc biệt. Thí dụ như phổi âm hư có triệu chứng ho khàn, đờm ít, khạc ra máu hoặc khàn tiếng. Vị âm hư thường hay xuất hiện các triệu chứng mồm khô, cổ họng khô, đau dạ dạy, tức dạ dày, đói bụng mà chán ăn, hoặc hay bị ợ khô v.v. Tỳ âm hư phần lớn với triệu chứng là khí tỳ suy nhược, âm tỳ suy nhược, ăn ít, ăn xong cảm thấy đầy bụng, táo bón, môi khô, ít nước bọt, nôn khô, bị ợ, lưỡi khô, rêu rưỡi ít v.v. Chứng gan âm hư với triệu chứng là chóng mặt, ù tai, mắt khô, chân tay bị tê hay bị giật, móng chân và móng tay không bóng. Thận âm hư với triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, ù tai, tai điếc, răng bị lung lay, mỏi lưng, đau nhức, di tinh v.v. Chứng tim âm hư với triệu chứng tim đập nhanh, mất ngủ, hay nằm mơ v.v.
Bách Hợp và Hoàng Tinh đều là loại cây dòng họ Bách Hợp, vị cam, quy kinh lạc phổi và dạ dày, dưỡng âm nhuận phổi, bổ ích âm khí dạ dày. Bách Hợp và Hoàng Tinh đều có thể chữa trị các chứng âm hư, phổi nhiệt dẫn đến ho khàn, ít đờm, khạc ra máu, khàn tiếng cũng như mồm khô, ăn ít do tỳ vị âm hoặc vị âm hư kèm theo chứng nhiệt gây nên, dạ dày đau tức, táo bón, lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít v.v. Điều khác nhau là Bách Hợp tính hơi hàn, dược hiệu dưỡng âm nhuận phổi thanh phổi không bằng Hoàng Tinh, song lại có tác dụng tiêu đờm, hơn nữa công hiệu dưỡng âm dạ dày cũng tương đối yếu. Bên cạnh đó, Bách Hợp có công hiệu nổi bật về thanh tâm an thần, tức là dưỡng âm khí tim phổi, mát tim, thanh nhiệt phổi, an thần, cũng thường hay dùng để chữa trị các chứng mất ngủ, tim đật nhanh bởi âm hư kèm theo chứng nhiệt gây nên, mê sảng, tinh thần mất tự chủ, mồm đắng, nước tiểu đỏ, mạch yếu.
Hoàng Tinh vị cam, tính bình hòa, vừa có thể dưỡng âm nhuận phổi, lại có thể bổ khí kiện tỳ, có nghĩa là bổ ích khí phổi và khí tỳ, bổ thận, vừa bổ khí vừa bổ âm, là vị thuốc tốt bổ phổi, bổ tỳ và bổ thận một cách bình hòa, Hoàng Tinh cũng có thể chữa trị chứng ho, ho lâu ngày bởi làm việc quá sức gây nên, tỳ vị khí hư, mệt người đuối sức, lười ăn, những người mạch yếu, thận hư, tinh dịch không đủ, chóng mặt, mỏi lưng, đau nhức, tóc bạc, râu bạc sớm trước tuổi, nội nhiệt, khát nước.
Hoàng Tinh dưỡng âm nhuận phổi, công hiệu ích thận tốt hơn Sơn Dược, Hoàng Tinh chất nhuận, vị ngấy, cho nên những người tỳ hư đi loãng kiêng dùng, song thường hay dùng để chữa trị cho những người âm hư, ho nhiệt, tỳ vị âm thương, mồm khô ăn ít, táo bón, lưỡi đỏ mà không có rêu lưỡi. |