Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Tùy Thang Vương du ngoạn Giang Đô
   2009-04-06 17:06:08    CRIonline

Nghe Online

Tùy Thang Vương -Dương Quảng, con trai thứ của Dương Kiên, là ông vua đời thứ 2 triều nhà Tùy, rất tài ba và đầu óc tỉnh táo, nhưng lại là người tàn bạo khét tiếng trên đời. Ông vờ vĩnh tỏ ra khiêm nhường chất phác để lấy lòng cha, khiến nhà vua phải phế bỏ con trưởng Dương Dũng. Đến khi Dương Kiên lâm bệnh nặng, bộ mặt thật của ông mới lòi ra.

Tháng 7 năm 604 công nguyên, Văn Đế bệnh nặng nằm liệt giường, Dương Quảng cho rằng thời cơ mình lên ngôi vua đã tới, liền vội vàng viết thư cho Dương Tố, hỏi ông nên xử lý ra sao hậu sự của Văn Đế. Nhưng nào ngờ bức thư này bị đưa nhầm vào bọc thư của Dương Tố gửi cho Văn Đế. Nhà vua nổi giận lập tức truyền gọi Dương Quảng vào cung để trách hỏi. Nhưng giữa lúc này bỗng thấy ái phi tất tưởi chạy vào, mếu máo kể với nhà vua về việc mình vừa bị Dương Quảng trêu ghẹo. Văn Đế càng thêm tức tối liền gọi đại thần Liễu Thuật vào khởi thảo chiếu thư phế bỏ Dương Quảng, lại lập Dương Dũng lên làm Thái tử. Dương Quảng không cam tâm liền sát hại Văn Đế, sau đó viết một đạo di chúc giả bắt Dương Dũng phải tự sát, rồi lên ngôi vua.

Trong thời kỳ Tùy Thang Vương tại vị, nhà vua đã ra lệnh xây dựng nhiều công trình kiến trúc cỡ lớn, chỉ riêng công trình xây dựng Đông Đô, mỗi tháng phải chiêu mộ 2 triệu dân công và ngày đêm không ngừng thi công. Trong khi đó, nhà vua còn điều động hơn triệu dân phu đi mở sông đào, phía tây từ Tây Uyển Lạc Dương, đến phía đông là Sơn Dương bên bờ sông Hoài ?Tức Hoài An-Giang Tô ngày nay?.

Tháng 8 năm Đại Nghiệp đầu tiên, Tùy Thang Vương rất khao khát được thưởng ngoạn phong cảnh xứ nước Giang Nam, nên mặc dù công trình này còn chưa đào đắp xong, nhà vua đã đáp thuyền từ Lạc Dương sang Giang Đô, thuyền rồng cao 45 thước, rộng 50 thước, dài 200 thước, gồm 4 tầng. Tầng trên có chính điện và hai nội điện, hai tầng giữa có 160 buồng đều được khắc nạm bằng hoa văn vàng ngọc. Còn tầng dưới là buồng ngủ của các hoạn quan và thị vệ, thuyền do 1080 người kéo. Riêng đoàn thuyền của hoàng hậu có tới 9 chiếc và nhỏ hơn, chỉ có 900 người kéo. Cả đoàn thuyền của nhà vua và hoàng hậu gồm 36 chiếc. Ngoài ra còn có hàng nghìn chiếc thuyền lớn rất sang trọng của các cung nhân, công chúa, ni cô, đạo sĩ, sứ giả các nước, vệ sĩ v v. Đoàn thuyền kéo dài hơn 200 dặm, dọc hai bên bờ sông còn có 200 nghìn kỵ binh hộ tống, võ ngựa khua vang, cờ xí rợp trời. Thuyền rồng của Tùy Thang Vương đã đi được hơn 50 ngày, mà thuyền của tùy tùng mới bắt đầu xuất phát từ Lạc Dương. Trong phạm vi 500 dặm nơi thuyền rồng Tùy Thang Vương đi qua, các châu huyện đều phải cung ứng lương thực, cùng những thứ sơn hào hải vị, các cung nhân ăn không hết đều đổ đi.

Tháng 7 năm 616 công nguyên, thuyền rồng của Tùy Thang Vương lại đi Giang Đô lần thứ 3, bấy giờ các nơi miền bắc và khu vực Trung Nguyên đều đã xảy ra chiến loạn, các đại thần trong triều tới tấp dâng biểu khuyên ngăn Tùy Thang Vương hủy bỏ chuyến du ngoạn, nhà vua tức giận bèn ra lệnh đem những người này ra giết sạch. Sau khi đến Giang Đô, Tùy Thang Vương ra lệnh cho tổng quản Dương Châu Vương Thế Xung tuyển chọn mỹ nữ ở xứ Giang Hoài vào cung, tất cả gồm hơn 100 người, nhà vua mỗi ngày bắt các mỹ nữ luôn phiên hầu hạ, suốt ngày đắm chìm trong tửu sắc. Do thi hành chính sách tàn bạo, nên Tùy Thang Vương lên ngôi chưa được mấy năm, mâu thuẫn xã hội ngày càng thêm gay gắt, nguy cơ chính trị càng khiến các nước xung quanh đăm đe nhòm ngó..

Ngày 17 tháng 3 năm 618 công nguyên, Tả đồn vệ tướng quân Vũ Văn Hóa phát động cuộc đảo chính, khi dẫn quân xông vào trong cung Giang Đô, không hề bị phản kháng và ngăn chặn, liền ào ào tiến thẳng vào buồng ngủ của Tùy Thang Vương, nhà vua bị người dùng khăn thắt cổ chết, hai người con trai và một đứa cháu cũng bị giết chết. Tiêu hoàng hậu và các cung nhân dùng ván giường làm áo quan, tạm bợ chôn cất cho Tùy Thang Vương.

Tháng 8 năm đó, thái thú Giang Đô-Trần Lăng lại đem cải táng ở dưới công đài Tây Ngô trong thành Giang Đô. Cái chết của Tùy Thang Vương đã lôi kéo theo vương triều nhà Tùy bị diệt vong.