Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Các nhà văn tỉnh Thiểm Tây hoạt động tích cực trên văn đàn Trung Quốc
   2009-04-03 15:22:36    cri

Tiểu thuyết "Nhân sinh" lấy đời sống hiện thực ở Thiểm Tây làm bối cảnh, thanh niên trí thức nông thôn Cao Gia Lâm không chịu ở lại nông thôn lạc hậu, hẻo lánh khi đứng trước sự biến đổi xã hội do công cuộc cải cách mở cửa Trung Quốc mang lại, Cao Gia Lâm muốn thay đổi hiện trạng tìm con đường nhân sinh mới. Cuốn tiểu thuyến này đã kể lại chân thật những vấn đề hiện thực cũng như tâm lý mâu thuẫn, do dự của người dân ở khu vực giữa thành thị và nông thôn. Ông Hà Tây Lai, nhà bình luận nói:

"Tại sao tác phẩm của nhà văn Lộ Dao có sức ảnh hưởng lớn như vậy, đó là vì kể từ cuốn tiểu thuyết 'Nhân sinh', nhà văn Lộ Dao đã bắt đầu đề cập tới vấn đề chuyển đổi thân phận xã hội từ nông thôn đến thành thị của nông dân."

Nhà văn Lộ Dao không phải là một nhà văn có nhiều tác phẩm, nhưng các tác phẩm của ông đều rất có giá trị, tiếp theo cuốn tiểu thuyết "Nhân sinh", truyện dài "Thế giới tầm thường" với hàng triệu chữ đã đưa nhà văn Lộ Dao lên đỉnh cao nhất. Cuốn tiểu thuyết này cũng lấy cao nguyên Hoàng Thổ tỉnh Thiểm Tây làm bối cảnh, thể hiện toàn diện sự biến thiên to lớn về đời sống xã hội và tình cảm tư tưởng của người dân ở thành thị và nông thôn Trung Quốc trong thời đại cải cách. Cuốn tiểu thuyết này đã khiến vô số độc giả phải cảm động và được trao Giải thưởng Văn học Mao Thuẫn. Tiếp theo cuốn tiểu thuyết "Thế giới tầm thường", cuốn tiểu thuyết "Bạch Lộ Nguyên" do nhà văn Thiểm Tây Trần Trung Thực bỏ ra nhiều năm sáng tác cũng được trao Giải thưởng Văn học Mao Thuẫn. Cuốn tiểu thuyết này thông qua sự thay đổi của gia đình phản ánh vận mệnh của dân tộc, thể hiện dân tộc Trung Hoa cố gắng tìm kiếm và tiến lên trong sự biến thiên to lớn của xã hội. Tiểu thuyết "Bạch Lộ Nguyên" được cải biên thành kịch nói, kịch múa và những hình thức nghệ thuật khác, có ảnh hưởng rất to lớn ở Trung Quốc.

So với nhà văn các địa phương khác, nhà văn tỉnh Thiểm Tây dũng cảm đối mặt với vấn đề hiện thực, có nhiều tích lũy cuộc sống có trách nhiệm lịch sử và sứ mệnh. Đồng thời, nhà văn tỉnh Thiểm Tây còn có tư duy suy nghĩ nghệ thuật đặc biệt và hình thức biểu hiện văn học sinh động. Đối với điều này, nhà bình luận Hà Tây Lai nói:

"Tổng kết lại kinh nghiệm sáng tác của nhà văn tỉnh Thiểm Tây, điều quan trọng nhất là tinh thần chủ nghĩa hiện thực thể hiện qua tác phẩm, tinh thần bám sát hiện thực, dù viết về lịch sử hay hiện trạng, tác phẩm của họ đều bám sát sự phát triển của thời đại."


1 2