Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Nhà văn cự phách Tô Thức cùng tác phẩm "Thủy điều ca đầu"
   2009-04-01 15:30:37    CRIonline

Tô Thức là nhà văn cự phách đời Bắc Tống (từ năm 960 đến năm 1127) Trung Quốc.

Bối cảnh gia đình dòng dõi đã giúp Tô Thức giành được thành tựu văn học to lớn. Tô Thức xuất thân từ gia đình dòng dõi nho học, người cha Tô Tuân và em trai Tô Triệt đều là nhà văn giỏi về viết tản văn, em gái của Tô Thức cũng là tài nữ hiếm thấy, cả gia đình Tô Thức thường ngồi bên nhau ở sân nhà, cùng ngâm thơ và làm câu đối, hết sức thú vị. Gia đình dòng dõi nho học khiến Tô Thức thông minh sẵn có từ lúc niên thiếu đã đọc rất nhiều sách, lại vì giỏi về văn chương, Tô Thức rất được mọi người khen ngợi, do vậy Tô Thức cũng dần dần trở nên kiêu ngạo. Tô Thức từng viết một câu đối dán trên cửa nhà mình như sau: "Thức biến thiên hạ tự, độc tận nhân gian thư", nghĩa là nhận biết mọi chữ, đọc hết toàn bộ sách, Tô Thức dùng câu đối này để khoe mình có học thức uyên bác. Sau đó một cụ già mang theo một quyển sách đến xin Tô Thức chỉ bảo cho, thật bất ngờ Tô Thức chẳng nhận được một chữ nào trên sách, từ đó Tô Thức không dám nói những lời ngông nghênh nữa, và viết thêm hai chữ trên câu đối, câu đối trở thành: "Phát phẫn thức biến thiên hạ tự, lập chí độc tận nhân gian thư", nghĩa là: nỗ lực nhận biết mọi chữ, quyết chí đọc hết toàn bộ sách. Từ đó Tô Thức đã cố gắng học tập, trình độ văn học đã nâng lên một tầm cao mới, hơn nữa Tô Thức còn đi lên con đường làm quan. Điều đáng tiếc là Tô Thức gặp nhiều trắc trở trên con đường làm quan, nhưng cũng vì vậy Tô Thức có cơ hội du ngoạn non nước và tìm hiểu phong tục, con người các địa phương, sáng tác nhiều thơ và từ với phong cách phóng khoáng bày tỏ hoài bão cá nhân.

Nội dung thơ và từ của Tô Thức rất phong phú, Tô Thức giỏi về trình bày triết lý nhân sinh thông qua miêu tả phong cảnh thiên nhiên. Thơ và từ của Tô Thức thường thể hiện thái độ nhân sinh phóng khoáng và độ lượng, điều này là do Tô Thức bị ảnh hưởng nhất định của những người bạn theo đạo Phật. Trong đó, bài từ "Thủy điều ca đầu" là tác phẩm tiêu biểu nhất nói rõ triết lý nhân sinh của Tô Thức. Bài từ này sáng tác vào Tết Trung Thu—ngày tết truyền thống của Trung Quốc, đêm Tết Trung Thu năm đó, trăng sáng vằng vặc treo trên không, tỏa sáng trắng bạc che phủ khắp nơi, kể từ khi Tô Thức chia tay với em trai Tô Triệt, hai anh em đã tới 7 năm không được đoàn tụ. Trong giờ phút đó, đứng trước cảnh trăng sáng vằng vặc, nhà thơ có cảm xúc tràn trề, trong tình trạng ngà ngà say nhà thơ đã cầm bút viết nên tác phẩm nổi tiếng này. Tác phẩm xuất sắc này vừa chan chứa tình cảm nhớ về người thân, vừa chan chứa lời than thở về chưa thực hiện hoài bão của nhà thơ.

Tết Trung Thu là ngày tết truyền thống của Trung Quốc, từ xưa Trung Quốc đã có lễ vua chúa tế trăng vào mùa thu, sau đó lễ tế trăng phát triển hình thành hàng loạt hoạt động mang đậm đặc sắc phong tục dân gian và lưu truyền đến nay. Mỗi khi đến Tết Trung Thu, nhà nào cũng chú trọng gia đình đoàn tụ, cùng ngắm trăng, ăn bánh Trung Thu, thưởng thức đèn hoa v.v. Mỗi một địa phương đều có lễ chúc mừng riêng, nhưng ngắm trăng là hoạt động không thể thiếu được. Từ xưa đến nay, người Trung Quốc luôn có tình cảm đặc biệt đối với mặt trăng, nhất là theo người Trung Quốc trăng tròn vào đêm Trung Thu tượng trưng cho gia đình đoàn tụ, có nghĩa cuộc sống hạnh phúc, mỹ mãn. Nhưng, bài từ "Thủy điều ca đầu" của Tô Thức đã phá vỡ tư duy truyền thống này, trong phần mở đầu từ là cảnh tượng nhà thơ nâng chén rượu, một mình đứng dưới sáng trăng. Khi nào có mặt trăng, thế giới trên trời bây giờ là thời đại nào. Những câu nghi vấn về mặt trăng này đã khiến mặt trăng trong con mắt Tô Thức có sự đan xen giữa thời gian và không gian, là một thế giới hư ảo. Trong giờ phút đó Tô Thức có lẽ nghĩ tới tình cảnh mình buộc phải xa cách người thân, nhà thơ muốn "cưỡi gió lên trời", nhưng lại quyến luyến về người thân ở trần gian. Tâm tình mâu thuẫn này càng trở nên sâu sắc theo sự biến đổi của mặt trăng, khi ngắm trăng tròn, nhà thơ nghĩ tới bao nhiêu người không được về nhà đoàn tụ với người thân đang trằn trọc mãi không ngủ được như mình, nhà thơ không kìm nén được chất vấn mặt trăng, mình vốn không nên căm ghét mặt trăng, nhưng mặt trăng sao mà hết sức tròn trong lúc người ngắm trăng phải xa cách người thân. Một lát sau, mặt trăng vẫn tỏa sáng che phủ khắp nơi, nhà thơ cũng không nôn nóng nữa. Tình cảnh vui sum họp, buồn chia ly của con người, biến đổi về trời sáng hay râm, trăng tròn hay trăng khuyết, đều là quy luật không thể nào tránh được từ xưa đến nay. Vì vậy, một lời chúc phúc lưu truyền hàng nghìn năm đã được sáng tác: "Đãn nguyện nhân trường cửu, thiên lý cộng thiền quyên", nhà thơ vứt bỏ suy nghĩ mung lung, chỉ mong sao người thân xa cách bình yên, mạnh khỏe, dù xa cách ngàn dặm cũng có thể cùng chia sẻ trăng sáng vằng vặc.

Từ "Thủy điều ca đầu" đã ghi lại tình cảm bất bình đối với thế gian, tình cảm nhớ về người thân của nhà thơ, nhưng đứng trước sự biến đổi tự nhiên của mặt trăng, mọi thứ đều biến mất trong vũ trụ, nhà thơ cảm nhận được chỉ có phóng khoáng và độ lượng mới là thái độ nhân sinh đúng đắn, như vậy nhà thơ đã gửi gắm ý nghĩa triết lý không bình thường vào mặt trăng Tết Trung Thu, cho đến nay tác phẩm này vẫn là sự gợi mở cho chúng ta, tài hoa lỗi lạc của nhà thơ Tô Thức cũng để lại ấn tượng sâu sắc cho độc giả các thế hệ.

Tài hoa của Tô Thức giống như trăng sáng Tết Trung Thu vượt qua thời gian và không gian, trong ngày này sau một nghìn năm, tác phẩm này đã trở thành bài hát lưu truyền khắp nơi, điều này khiến người dân không nén được cảm xúc tràn trề.