Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Đường giao thông Cao nguyên Thanh Tạng từ hiểm trở, bế tắc đến tiện lợi, hiện đại
   2009-03-30 18:09:38    cri

Nghe Online

Sau 50 năm cải cách dân chủ, cuộc sống nhân dân các dân tộc Tây Tạng đã thay đổi long trời lở đất. Cao nguyên Thanh Tạng, được ví như Nóc nhà thế giới xưa kia bế tắc về giao thông, nay đã phát triển thành mạng lưới giao thông rất thuận tiện gồm đường ô-tô, đường sắt, đường hàng không vv.

Cao nguyên Tây Tạng, núi cao chập chùng, sông ngòi chảy xiết, đường đi hiểm trở từng làm cho rất nhiều nhà du hành và nhà thám hiểm phải kinh hoàng. Các nhà lữ hành phương Tây thường ví Tây Tạng là "lô cốt cao nhất".

Huyện Mê-đô là nơi tập trung cư trú của dân tộc thiểu số như dân tộc Môn-ba, dân tộc Lô-ba, giao thông trắc trở bởi sự ngăn cách của dãy núi Hi-ma-lay-a và dãy núi Khang-ri-ka-bu, người phố huyện muốn đi ra bên ngoài phải chủ yếu dựa vào một con đường nhỏ từ Da-mu đến Mê-đô được xây dựng từ năm 1971. Do ảnh hưởng của điều kiện khí hậu và địa lý đặc thù, con đường này mỗi năm vào thời tiết tốt nhất chỉ có thể thông xe cỡ nhỏ vào khoảng từ 2 đến 3 tháng, từng là huyện không có đường ô-tô duy nhất của Trung Quốc. Việc hoàn thành xây dựng đường ô-tô Mê-đô năm 2008 đánh dấu 74 huyện của Tây Tạng đều có đường ô-tô bằng phẳng, khang trang.

Trước khi giải phóng hòa bình, giao thông vận tải của Tây Tạng cực kỳ lạc hậu và bế tắc. Lúc ấy, trên mảnh đất rộng hơn 1,2 triệu ki-lô-mét vuông, cả Tây Tạng không có một con đường ô-tô nào, vận tải đều phải dựa vào sức người hoặc gia súc. "Con đường" duy nhất tức là con đường bằng đất cát dài một cây số nối cung Pu-ta-la và Rô-bu-rinh-ka.

Phó Chủ tịch Khu Tự trị Tây Tạng Sa-long Pinh-la nói, là người từng sống ở chế độ xã hội cũ và xã hội mới, ông có cảm nhận rất sâu sắc về sự thay đổi của giao thông Tây Tạng.

"Quê tôi ở huyện La-tư, trước kia mỗi lần từ khu vực Ri-ca-chê về nhà thăm bố mẹ đều phải vác hành lý của mình trên vai, đi bộ ba, bốn ngày, vì không có đường ô-tô, có thể nói là trèo núi, lội sông, đi đến nỗi chân rỉ máu, mệt đến nỗi không nhấc được chân vào ngưỡng cửa nhà. Hiện nay, chỉ cần đi ô-tô ba, bốn tiếng đồng hồ là đến nơi."

Ngày 25 tháng 12 năm 1954, đường ô-tô Tứ Xuyên – Tây Tạng, Thanh Hải – Tây Tạng dài 4360 cây số đã thông xe đến thành phố La-sa, Thủ phủ Tây Tạng, chấm dứt lịch sử Tây Tạng không có một con đường ô-tô chính thức. Khiến Tây Tạng đã nối liền chặt chẽ với nội địa Trung Quốc, mở ra kỷ nguyên mới của giao thông Tây Tạng.

Sau khi thực hiện cải cách dân chủ, nhất là kể từ khi cải cách mở cửa đến nay, nhà nước tiếp tục tăng cường đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng Tây Tạng, hàng loạt dự án công trình quan trọng hoàn thành xây dựng và mang lại hiệu quả rõ rệt, đã phát huy vai trò quan trọng giúp thay đổi bộ mặt thành phố và nông thôn, nâng cao mức sống nhân dân, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế-xã hội Tây Tạng.

Sau 50 năm cải cách dân chủ, vật tư từ nội địa vận chuyển vào Tây Tạng qua đường ô-tô đã vượt 20 triệu tấn. Lượng vận tải của đường ô-tô và đường sắt chiếm khoảng 80% tổng lượng vật tư vào Tây Tạng. Để chi viện xây dựng đường bộ Tây Tạng, Chính phủ Trung Quốc đã gánh vác hầu như toàn bộ nguồn vốn xây dựng và quản lý đường bộ Tây Tạng, đã cung cấp hỗ trợ mạnh mẽ cho phát triển nhanh chóng của giao thông Tây Tạng.

Ngày 1 tháng 7 năm 2006, đường sắt Thanh Tạng, công trình mang tính tiêu biểu cho phát triển miền tây quốc tế toàn bộ thông xe. Khu Tự trị Tây Tạng, khu hành chính cấp tỉnh không thông đường sắt duy nhất Trung Quốc đã chấm dứt lịch sử không thông tàu hỏa. Giá trị của tài nguyên phong phú của Tây Tạng như du lịch, dược Tạng, khoáng sản vv mới được thể hiện đầy đủ, đường sắt Thanh Tạng đã trở thành tuyến đường kinh tế, tuyến đường hạnh phúc trong con mắt nhân dân các dân tộc Tây Tạng. Phó Chủ nhiệm Văn phóng Tiểu ban lãnh đạo công tác vận hành và kinh doanh đường sắt Thanh Tạng Khu Tự trị Tây Tạng Phó Ngọc Đào nói:

"Khai thông tuyến đường sắt Thanh Tạng đã thúc đẩy tích cực phát triển kinh tế-xã hội Khu Tự trị Tây Tạng, GDP Tây Tạng năm 2007 lên tới 34,2 tỷ nhân dân tệ, tăng 13,8%, đẩy nhanh nhịp bước phát triển vượt bậc của Tây Tạng, kết cấu kinh tế được ưu hóa hơn nữa."

Hiện nay, mạng lưới giao thông đường ô-tô hiện đại lấy La-sa làm trung tâm, 5 quốc lộ Thanh Hải – Tây Tạng, Tứ Xuyên – Tây Tạng, Vân Nam – Tây Tạng, Tân Cương – Tây Tạng, Trung Quốc – Nê-pan làm khung chính, khu vực kết nối thành phố, huyện kết nối với xã đã hình thành, mạng lưới giao thông hiện đại gồm đường ô-tô, hàng không, đường sắt đảm bảo thông suốt đi lại của người, vật tư, kinh tế thương mại.

Hiện nay, giao thông Tây Tạng hết sức thuận tiện, không những đã thúc đẩy giao lưu đi lại giữa Tây Tạng và các tỉnh thành khác của Trung Quốc, cũng thúc đẩy phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa Tây Tạng, khiến nhân dân Tây Tạng được sống cuộc sống ngày càng tươi đẹp và thuận tiện.