Tỷ lệ phát sinh viêm dạ dày mãn tính xếp hàng đầu trong bệnh dạ dày các loại, quá trình mắc bệnh chậm chạp và kéo dài, mà còn thường hay tái phát trong thời gian dài, nhưng trong lâm sàng lại không có triệu chứng bất thường, phần lớn người bệnh sẽ có những biểu hiện như thượng vị đầy tức khó chịu hoặc bị đau, không muốn ăn, bị ợ, buồn nôn v.v. Viêm dạ dày mãn tính chủ yếu do các nhân tố như viêm dạ dày cấp tính lâu ngày không khỏi, thực phẩm và dược phẩm gây kích thích mạnh đối với niêm mạc dạ dày, ổ bệnh viêm nhiễm mãn tính ở các bộ phận mũi, mồm, cổ họng phương hại tới niêm mạc dạ dày v.v gây nên, nhưng nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày mãn tính vẫn chưa sáng tỏ.
Gan vị bất hòa với sự biểu hiện trong lâm sàng là trướng dạ dày, đau dạ dày, cơn đau tấn công vào hai sườn, sau khi ợ hơi sẽ cảm thấy dễ chịu đôi chút, lượng ăn ít đi, buồn nôn, ợ chua, lúc tâm trạng không tốt hoặc tinh thần không thoải mái trở nên càng nghiêm trọng hơn, rêu lưỡi mỏng và trắng, mạch huyền.
Chè Lục Ngạc Mai và chè xanh
Nguyên liệu: Lục Ngạc Mai 6 gam, chè xanh 6 gam.
Phối chế: Dùng nước đun sôi pha Lục Ngạc Mai và chè xanh trong 5 phút là có thể dùng.
Công hiệu: Thông khí gan, hòa vị, giảm đau.
Cách dùng và liều lượng: Mỗi ngày một thang, dùng khi còn nóng trong bất cứ lúc nào.
Trà Quất
Nguyên liệu: Quả Quất 200 gam, Bạch Khấu Nhân 20 gam, đường kính vừa phải.
Phối chế: Dùng lửa vừa nấu quả Quất với nước trong 5 phút, sau đó cho Bạch Khấu Nhân và đường kính vào, đổi thành lửa nhỏ nấu thêm chốc lát là được.
Công hiệu: Thông gan giải uất ức, hòa tỳ vị.
Cách dùng: Mỗi ngày một thang hoặc muốn dùng vào lúc nào cũng được.
Cà rốt Trần bì xào thịt nạc
Nguyên liệu: Cà rốt 200 gam, Trần bì 10 gam, thịt lợn nạc 100 gam.
Phối chế: Cà rốt thái chỉ, thịt lợn thái chỉ, trộn với muối và rượu vàng, Trần bì ngâm cho nở , thái chỉ. Trước tiên xào chín cà-rốt đựng vào đĩa, bước tiếp theo xào thịt lợn nạc và Trần bì thái chỉ, trộn với cà rốt đã xào chín, cho ít muối và rượu vàng xào đến khi không còn nước, đổ ít nước vào hầm dăm ba phút, rắc thêm chút ít hành thơm là có thể dùng.
Công hiệu: Thông khí ngực.
Cách dùng: Dùng trong bữa ăn. |