Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thuốc bổ âm: Bắc Sa Sâm-Nam Sa Sâm
   2009-03-13 17:01:16    cri
Thuốc bổ âm vị cam tính hàn là chính, thuốc bổ âm thanh nhiệt có vị đắng. Thuốc bổ âm phổi và bổ âm dạ dày chủ yếu quy kinh lạc phổi và dạ dày; thuốc bổ âm gan và thận chủ yếu quy kinh lạc gan và thận; một số ít thuốc bổ âm còn có thể bổ âm cho tim, quy kinh lạc tim. Các loại thuốc bổ âm đều có thể bổ âm, có cả công hiệu nhuận và thanh nhiệt. Thuốc bổ âm bao gồm các công hiệu cụ thể như bổ âm phổi, bổ âm vị, bổ âm tỳ, bổ âm gan, bổ âm thận, bổ âm tim v.v. Lần lượt chữa trị các chứng như phổi âm hư, vị âm hư, tỳ âm hư, gan âm hư, thận âm hư, tim âm hư. Chứng âm hư chủ yếu biểu hiện qua hai triệu chứng: Một là âm dịch không đủ, không đủ chất nhuận cho các cơ quan phủ tạng, xuất hiện các triệu chứng nước da khô, cổ họng khô, mồm khô, mũi khô, mắt khô, đường ruột khô, táo bón. Hai là âm hư dẫn đến nội nhiệt, sau buổi chiều nhiêṭ độ cơ thể trở nên nóng ẩm, ra mồ hôi trộm, buồn bực, hai má đỏ; hoặc âm hư dương khí tăng năng với triệu chứng chóng mặt hoa mắt. Chứng âm hư ở các phủ tạng khác nhau còn có triệu chứng đặc biệt. Thí dụ như phổi âm hư có triệu chứng ho khàn, đờm ít, khạc ra máu hoặc khàn tiếng. Vị âm hư thường hay xuất hiện các triệu chứng mồm khô, cổ họng khô, đau dạ dạy, tức dạ dày, đói bụng mà chán ăn, hoặc bị ợ khô v.v. Tỳ âm hư phần lớn với triệu chứng là khí và âm của tỳ đều suy nhược, ăn ít, ăn xong cảm thấy đầy bụng, táo bón, môi khô, ít nước bọt, nôn khô, bị ợ, lưỡi khô, rêu rưỡi ít v.v. Chứng gan âm hư với triệu chứng là chóng mặt, ù tai, mắt khô, chân tay bị tê hay bị giật, móng chân tay không bóng. Thận âm hư với triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, ù tai, tai điếc, răng bị lung lay, mỏi lưng, đau nhức, di tinh v.v. Chứng tim âm hư với triệu chứng tim đập nhanh, mất ngủ, hay nằm mơ v.v.

Bắc Sa Sâm: Vị cam, vị hơi đắng, tính hơi hàn, quy kinh lạc phổi và vị. Bắc Sa Sâm có hai công hiệu chữa trị chủ yếu. Một là dưỡng âm thanh phổi, thích hợp chữa trị chứng phổi âm hư. Hai là bổ ích dạ dày, sản sinh nước bọt, thích hợp chữa trị chứng vị âm hư.

Cách dùng và liều lượng: Dùng Bắc Sa Sâm sắc nước uống, mỗi lần từ 4,5-9 gam.

Điều cần phải lưu ý là: Chứng hư hàn kiêng dùng. Bắc Sa Sâm khắc Lê Lư.

Nam Sa Sâm: Vị cam, tính hơi hàn, quy kinh lạc phổi và dạ dày. Nam Sa Sâm gồm bốn công hiệu chữa trị chủ yếu. Một là dưỡng âm thanh phổi. Công hiệu thứ hai là tiêu đờm. Hai trường hợp này thường có các triệu chứng âm hư phổi nhiêṭ dẫn đến ho khàn, đờm ít, khạc ra máu hoặc cổ họng khô, khàn tiếng. Công hiệu thứ ba của Nam Sa Sâm là thanh dạ dày, sản sinh nước bọt. Công hiệu thứ tư là bổ khí. Hai trường hợp này với triệu chứng là vị âm hư kèm theo chứng nhiệt, thường phối chế với Ngọc Trúc, Mạch Đông và Sinh Địa Hoàng.

Cách dùng và liều lượng: Dùng Nam Sa Sâm sắc nước uống, mỗi lần từ 9-15 gam.

Điều cần phải lưu ý là: Nam Sa Sâm khắc Lê Lư.

Sa Sâm là tên gọi chung, chia làm Bắc Sa Sâm và Nam Sa Sâm. Hai vị thuốc này đều vị cam, tính hàn, quy kinh lạc phổi, dạ dày, đều có công hiệu dưỡng âm thanh phổi, bổ ích dạ dày, sản sinh nước bọt, bổ âm phổi, bổ âm dạ dày, thanh nhiệt phổi và dạ dày, có thể chữa trị các chứng ho khàn, đờm ít, khạc ra máu, cổ họng khô, khàn tiếng do âm hư phổi nhiệt gây nên cũng như các triệu chứng mồm khô, uống nhiều nước, đói mà chán ăn, táo bón, rêu lưỡi bóng, lưỡi đỏ, ít nước bọt, đau dạ dày, tức dạ dày, nôn khô v.v.

Điều khác nhau là, Bắc Sa Sâm là rễ của cây San Hô, loại cây thân cỏ hình ô sinh trưởng nhiều năm, công hiệu thanh nhiệt bổ dưỡng phổi và dạ dày của Bắc Sa Sâm khá mạnh, thường dùng để chữa trị chứng phổi và dạ dày âm hư kèm theo chứng nhiệt. Nam Sa Sâm là rễ của Sa Sâm lá hình bánh xe thuộc loại cây quýt thân cỏ sinh trưởng nhiều năm, tuy công hiệu thanh nhiêṭ dưỡng phổi và dạ dày của Nam Sa Sâm không bằng Bắc Sa Sâm, song lại có công hiệu bổ khí tỳ và khí phổi, tiêu đờm, bổ cả khí lẫn âm, cho nên tương đối thích hợp chữa trị các chứng bệnh phổi khí, tỳ khí và vị khí cũng như phổi âm, tỳ âm và vị âm đều bị phương hại, phổi nhiệt, đờm dính, khạc đờm không sạch.