Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Vương Mãnh bắt rận bàn việc thiên hạ
   2009-03-02 17:40:55    cri

Nghe Online

Vương Mãnh tự Cảnh Lược, người huyện Kịch-Bắc Hải, sau rời đến ở Ngụy Quận. Ông là đại thần tiền Tần thời kỳ 16 nước, là nhà chính trị, nhà quân sự và thống soái kiệt xuất. Ông xuất thân nghèo khổ, thời còn nhỏ từng làm nghề bán ky. Sau khi khôn lớn, Vương Mãnh bảnh trai, thông hiểu binh thư, tính tình cẩn trọng và rất có hoài bão. Một số con em sĩ tộc dung tục đều khinh thường ông, nhưng ông cũng không muốn quen thân với họ. Điều không ai ngờ là sau khi Từ Thống nhìn thấy ông, liền mời ông ra làm Công Tào, nhưng bị Vương Mãnh khước từ , rồi rời đến sống ẩn cư ở Hoa Sơn để chờ đợi thời cuộc.

Bấy giờ, phương bắc xảy ra chiến tranh liên miên, thủ lĩnh thị tộc Phù Hồng thừa cơ tự lập làm Vương, ít lâu sau bị bộ tướng đầu độc chết, con là Phù Kiện đã theo lời di huấn dẫn quân chạy sang miền tây, đến năm Vĩnh Hòa thứ 7 chiếm lĩnh Quan Trung, dựng đô tại Tràng An, đổi quốc hiệu là Tần, rồi năm sau xưng đế, nhà nước mỗi ngày một lớn mạnh. Năm vĩnh Hòa thứ 10, Hằng Ôn bắc phạt, Vương Mãnh mặc quần áo rách đến xin gặp, ông vừa bắt rận vừa bàn việc lớn thiên hạ. Năm Vĩnh Hòa thứ 11, Phù Kiện mất, con là Phù Sinh lên nối ngôi. Phù Sinh tính tình tàn bạo, lên ngôi chưa được hai năm đã đẩy triều tiền Tần đến bờ vực sụp đổ. Phù Kiên con của Phù Hồng là một người hùng tài đại lược, các đại thần trong triều thấy triều chính hỗn loại, bèn kiến nghị Phù Kiên lật đổ Phù Sinh. Thượng thư Lã Bà Lâu nhân đó đã tiến cử Vương Mãnh với Phù Kiên. Phù Kiên sau khi giết chết Phù Sinh lên ngôi vua, liền phong Vương Mãnh làm Trung Thư Thị Lang, phụ trách việc cơ mật. Về sau Vương Mãnh được cử đến nhậm chức huyện lệnh Thủy Bình, để chỉnh đốn trật tự xã hội vốn rất xấu tại đây. Vương Mãnh chấp pháp nghiêm minh, khiến các cường hào địa phương rất tức tối, họ liên danh viết thư vu khống Vương Mãnh, khiến ông bị giam vào nhà lao. Phù Kiên thân trinh hỏi tội rằng "Chính sách phải lấy đức làm gốc, người vừa làm huyện lệnh mà đã giết chết vô số người là cớ làm sao?". Vương Mãnh trả lời rằng: "Bệ hạ không chê thần bất tài cho ra làm quan, thần chỉ một lòng muốn trừ hại cho cho nhà nước, giết một người để răn nhiều người khác, bằng không sao gọi là chấp pháp nghiêm minh, như vậy há chẳng phải phụ lòng bệ hạ ư ?". Phù Kiên nghe như vỡ lẽ, thi hành chính trị đạo đức là không thông, bèn ra lệnh phóng thích Vương Mãnh, sau đó miễn chức Tả Thừa Tướng của Trình Trác, đưa Vương Mãnh lên thay để giám sát các quan trong triều. Vương Mãnh ngày càng được Phù Kiên tin cậy.

Phàn Thế là quý tộc có công trong triều đã lăng nhục Vương Mãnh trước mặt mọi người rằng: "Cha ông tôi cùng gây dựng cơ nghiệp với tiên đế, mà tôi còn chưa dám nắm quyền hành, còn ông chưa lập nên công cán gì mà cũng chuyên quản đại nhiệm? Đây có khác gì tôi vất vả cầy cấy để ông ăn". Vương Mãnh trả lời rằng: "Người đang làm sứ quân cũng chỉ là tên đồ tể, tôi mới thực sự là người cầy cấy mà thôi". Phàn Thế tức giận quát mắng rằng: "Ta thề treo ngược đầu ngươi trên cổng thành Tràng An, bằng không, ta không sống trên đời này nữa". Vương Mãnh đem lời khiêu khích này của Phàn Thế nói lại với Phù Kiên. Phù Kiên nói: "Phải trừ bỏ người này thì mới mong trị nổi các quan". Hôm sau, Phàn Thế nghe Phù Kiên hỏi Vương Mãnh trong buổi chầu rằng: "Ta muốn để Dương Bích làm phò mã, vậy Dương Bích là người thế nào?". Phàn Thế nghe vậy nổi giận nói: "Dương Bích là con rể của thần, việc hôn nhân đã đặt từ lâu, sao bệ hạ lại có thể để Dương Bích làm phò mã". Vương Mãnh vội trách Phàn Thế rằng: "Đất trời đều là của hoàng thượng, ông dám cướp rể với hoàng thượng là muốn làm ông vua thứ hai ư? Thật chẳng ra thể thống gì nữa."

Phàn Thế nổi giận đùng đùng toan xông vào đánh Vương Mãnh, các thị vệ vội ngăn lại, Phàn Thế tức tối chửi toáng lên. Phù Kiên không thể nhịn được nữa liền quát lôi Phàn Thế ra chém. Sau đó, Phù Kiên phong cho Vương Mãnh các chức Thị Trung, Trung Thư Lệnh v v. Cường Đức là em vợ của Phù Kiện, vì hắn trắng trợn cướp của giết người nên bị xử tội chết, Cường thái hậu đến gặp Phù Kiên xin tha thứ, Phù Kiên thể thoái thác đành phải ra lệnh ân xá, nhưng khi sứ giả phóng ngựa đến pháp trường thì Cường Đức đã bị chặt đầu đem diễu giữa chúng dân.

Được sự nâng đỡ của Phù Kiên, Vương Mãnh đạt được thành công lớn về mặt chính sách pháp trị, ông chỉ trong một năm được thăng 5 chức, khiến các quan ai nấy đều phải khâm phục.