Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Vương, Mã cộng thiên hạ
   2009-02-23 15:15:28    cri

Nghe Online

Cuối thời Tây Tấn, một số sĩ tộc phương bắc nhận thấy tình hình Trung Nguyên trở nên rối ren, đều tới tấp di rời xuống miền nam đến Giang Đông. Đông Hải Vương-Tư Mã Việt nắm quyền hành Tây Tấn lúc đó đã phong cháu là Tư Mã Thụy làm An đông tướng quân, phụ trách trấn thủ Nghiệp Thành, việc Tư Mã Thụy xuống miền nam này là do Vương Đạo dày công sắp đặt, chính sự cuối thời Tây Tấn hết sức rối loạn, khiến Vương Đạo cảm thấy sắp xảy ra cuộc chiến loạn quy mô, xuống miền nam thì ít ra cũng tránh được tai nạn, nên ông đã truyết phục được hoàng phi Đông Hải là Bùi Thị giúp mình tác thành việc Tư Mã Thụy ra trấn thủ Nghiệp Thành.

Năm Vĩnh Gia thứ nhất, Tư Mã Thụy đang phải đối mặt với việc làm thế nào tranh thủ được sự ủng hộ của các sĩ tộc Giang Nam, ở đây tuy không âm ỷ mầm chiến loạn như Trung Nguyên, nhưng cũng là một miền đất rất rắc rối. Sĩ tộc Giang Nam vừa mới tiêu diệt xong Quảng Lăng tướng-Trần Mẫn toan cát cứ Giang Đông, lực lượng của họ khiến Tư Mã Thụy nhận thấy, nếu không đảm bảo được quyền lợi của sĩ tộc Giang Nam, thì thật khó mà đứng vững chân tại đây. Phần lớn các đại tộc Giang Nam lúc này cũng mong có một hoàng thất Tây Tấn, có sức hiệu triệu và tôn trọng lợi ích của họ đến trấn giữ Giang Nam, đưa cục diện chính trị miền nam vào trạng thái ổn định. Nhưng các dòng họ lớn Giang Nam vốn rất chú trọng xuất thân thì cho rằng, Tư Mã Thụy không phải là chính gốc hoàng thất, đã không có danh vọng, lại không có nghiệp tích.

Do những nguyên nhân trên, nên Tư Mã Thụy đến Nghiệp Thành đã được hơn nửa năm trời, mà các dòng họ lớn ở địa phương vẫn không có một nhà nào chịu gần gũi. Vương Đạo thấy vậy đã bàn bạc với người anh họ là Vương Đôn làm thứ sử Thanh Châu lúc bấy giờ đang ở Nghiệp Thành, quyết định tìm một cơ hội thích hợp, diễn một màn kịch cho các nhân sĩ phương nam xem, nhằm nâng cao danh vọng của Tư Mã Thụy.

Năm Vĩnh Gia thứ 2, theo tập tục cầu may của địa phương, các quan viên thành Kiến Nghiệp theo lệ phải tổ chức một hoạt động tế lễ hàng năm bên bờ sông để cầu phúc tiêu tai. Theo sự sắp xếp của Vương Đạo, Tư Mã Thụy ngồi kiệu đẹp lộng lẫy, phía trước có đội quân danh dự đánh thanh la mở đường, đoàn người rầm rộ hộ tống đi xem lễ. Vương Đạo, Vương Đôn cùng các danh sĩ đại tộc miền bắc cưỡi ngựa cao to đi sau đội quân danh dự. Các lãnh tụ sĩ tộc phương nam như Kỷ Chiêm, Cố Vinh v v thấy Vương Đạo và Vương Đôn là những nhân vật nổi tiếng đều tôn kính Tư Mã Thụy như vậy, thì lo mình thất lễ với Tư Mã Thụy, nên đều đứng xếp hàng ở hai bên đường nghênh đón.

Hoạt động tế lễ đã đạt được hiệu quả, Vương Đạo lại bày cách cho Tư Mã Thụy, thông qua lôi kéo các nhân sĩ tai to mặt lớn như Kỷ Chiêm, Cố Vinh để thực hiện sự quy thuộc của cả tập đoàn sĩ tộc Giang Nam. Tức thì Vương Đạo đại diện cho Tư Mã Thụy đến thăm viếng những người này, khiến các vị này tới tấp đến bái kiến. Tư Mã Thụy mời họ ra làm quan, và cho phép họ tham gia các hoạt động quân sự cơ mật. Dưới sự sắp xếp của Vương Đạo, Tư Mã Thụy lại thu hút nhân tài các sĩ tộc phương bắc. Chính quyền Giang Đông với sĩ tộc nam bắc làm nòng cốt đã bước đầu hình thành.

Năm 317 công nguyên, Tư Mã Thụy xưng Tấn Vương tại Kiến Nghiệp. Năm sau vua Tấn bị hạ sát, Tư Mã Thụy chính thức xưng đế, tức Tấn Nguyên Đế. Nhà vua phong Vương Đạo làm tể tướng nắm việc triều chính. Còn Vương Đôn làm đô đốc quân sự 6 châu, các quan chức quan trọng trong triều đình đều do gia tộc Vương Thị đảm nhiệm. Vương triều Đông Tấn trên thực tế đều do Vương Đạo và Tư Mã Thụy nắm giữ. Nên bấy giờ thường lưu truyền một câu nói là "Vương dĩ Mã, cộng thiên hạ".

Sau khi ổn định vương vị, Tư Mã Thụy không vừa ý với cục diện "Vương Mã Cộng thiên hạ", liền trọng dụng Lưu Khôi và Điêu Hiệp, ngấm ngầm tiến hành bố trí quân sự, mưu đồ bài trừ thế lực của Vương Đạo, nhưng Vương Đôn đã khởi nghĩa trước tại Võ Xương, đánh bại Lưu Khôi, giết chết Điêu Hiệp. Về sau, dưới sự khuyên ngăn của Vương Đạo, mới lui quân về Võ Xương, chính quyền Đông Tấn vẫn do Vương Đạo nắm giữ. Tư Mã Thụy thấy không thể làm lung lay thế lực của Vương Đạo thì vô cùng uất ức, ít lâu sau thì ốm chết trong cung Kiến Khang.