Thuốc bổ máu vị cam, tính ôn, chất nhuận, chủ yếu hòa nhập máu tim và máu gan. Chủ yếu với công hiệu bổ máu, được ứng dụng rộng rãi trong chữa trị các chứng huyết hư, mặt xanh, mặt xám không hồng hào, môi nhợt, chóng mặt, ù tai, tim đập nhanh, mất ngủ, hay quên, thời gian hành kinh kéo dài, lượng kinh nguyệt ít, màu nhạt, thậm chí tắc kinh, rêu lưỡi nhạt, mạch yếu v.v.
Trong lâm sàng Địa Hoàng được chia làm Địa Hoàng tươi, Địa Hoàng sống ?Địa Hoàng phơi khô?và Địa Hoàng chín?Thục Địa Hoàng?. Địa Hoàng tươi, Địa Hoàng sống và Địa Hoàng chín đều được chế biến từ một loại thực vật, lấy từ gốc rễ của Địa Hoàng, do phương pháp bào chế khác nhau cho nên được chia làm Địa Hoàng tươi, Địa Hoàng sống và Địa Hoàng chín.
Địa Hoàng tươi có nghĩa là dùng Địa Hoàng mới đào ra, rửa sạch để làm thuốc, Địa Hoàng sống là dùng Địa Hoàng tươi phơi khô để làm thuốc;Thục Địa Hoàng thì được ngâm rượu Vàng hấp chín, phơi khô cho đến mức biến thành mầu đen, nhìn bên ngoài như có dầu và chất nhuận, cũng có thể hấp trực tiếp không ngâm rượu Vàng, phơi khô cho đến mức biến thành mầu đen, chất nhuận là có thể dùng làm thuốc. Ba loại Địa Hoàng kể trên đều vị cam, có tác dụng bổ ích ở mức độ khác nhau, có công hiệu dưỡng âm, thích hợp chữa trị chứng âm hư dẫn đến chất tiết thiếu hụt, nhưng chúng có sự khác biệt về tính năng và dược hiệu.
1 2 |