Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thuốc bổ máu: Thục Địa Hoàng-A Giao
   2009-02-13 15:54:01    CRIonline

Thuốc bổ máu vị cam, tính ôn, chất nhuận, chủ yếu hòa nhập máu tim và máu gan. Chủ yếu với công hiệu bổ máu, được ứng dụng rộng rãi trong chữa trị các chứng huyết hư, mặt xanh xao, mặt xạm không hồng hào, môi nhợt, chóng mặt, ù tai, tim đập nhanh, mất ngủ, hay quên, thời gian hành kinh kéo dài, lượng kinh nguyệt ít, màu nhạt, thậm chí tắc kinh, rêu lưỡi nhạt, mạch yếu v.v.

Thục Địa Hoàng

Thục Địa Hoàng: Vị cam, tính ôn, quy kinh lạc gan và thận. Thục Địa Hoàng gồm ba công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là bổ máu dưỡng âm, trường hợp chữa trị chứng huyết hư thường hay phối chế với Đương Quy, Bạch Thược và Xuyên Khung. Công hiệu thứ hai là bổ tinh bổ tủy, trường hợp gan thận âm hư thường dùng chung với Sơn Dược tức Hoài Sơn và Sơn Trù Du. Công hiệu thứ ba là cầm máu, dùng Thục Địa Hoàng sao có thể chữa trị chứng huyết hư và ra máu.

Cách dùng và liều lượng: Dùng Thục Địa Hoàng sắc nước uống, mỗi lần từ 10-30 gam.

Điều cần phải lưu ý là: Nếu so với Sinh Địa Hoàng thì chất dính và vị ngấy của Thục Địa Hoàng càng nổi bật hơn, không dễ tiêu, cần phải dùng chung với Trần Bì và Sa Nhân. Những người khí không thông, nhiều đờm, đầy bụng, trướng bụng, ăn ít, đi loãng kiêng dùng.

A Giao

A Giao: Vị cam, tính bình hòa, quy kinh lạc phổi, gan và thận. A Giao gồm bốn công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là bổ máu, thích hợp chứng máu hư, trường hợp này thường hay phối chế với Thục Địa Hoàng, Đương Quy và Bạch Thược. Công hiệu thứ hai là bổ âm một cách thấm nhuận, thích hợp chữa trị các chứng buồn bực, mất ngủ do phát sốt phương hại âm khí gây nên hoặc âm hư cảm gió. Công hiệu thứ ba của A Giao là nhuận phổi, thích hợp chữa trị chứng phổi âm, phổi hư dẫn đến ho khàn, trường hợp này thường dùng chung với Tang Diệp, tức lá Dâu Tằm, Hạnh Nhân và Mạch Đông. Công hiệu thứ tư là cầm máu, chủ yếu dùng trong trường hợp ra máu.

Cách dùng và liều lượng: Mỗi lần dùng từ 5-15 gam. Trường hợp pha với thuốc nước thì cần phải hấp tan trước.

Điều cần phải lưu ý là: A Giao chất dính, không dễ tiêu. Những người tỳ vị hư và suy yếu nên thận trọng khi sử dụng.

Thục Địa Hoàng và A Giao là hai vị thuốc quan trọng về bổ máu, đều có thể bổ máu dưỡng âm, thích hợp chữa trị các chứng như: Mặt xanh, mặt xạm do huyết hư gây nên, chóng mặt, hoa mắt, tim đập nhanh, mất ngủ, mệt mỏi, đuối sức, kinh nguyệt không đều, băng huyết không cầm nổi. Điều khác nhau là, Thục Địa Hoàng vị cam, tính hơi ôn, với công hiệu bổ dưỡng âm khí gan và thận, cho nên trong lâm sàng thường hay dùng Thục Địa Hoàng chữa trị chứng âm hư cho gan thận, mỏi lưng, đau khớp, di tinh, ra mồ hôi trộm, ù tai, tai điếc, khát nước, Thục Địa Hoàng lại có thể bổ gan thận, ích tinh huyết, thường dùng để chữa trị các chứng chóng mặt, ù tai, tóc bạc, râu bạc sớm hơn tuổi, mỏi lưng, đau khớp. A Giao vị cam, tính bình hòa, chất nhuận, có công hiệu nổi bật về dưỡng âm, nhuận phổi, thường dùng để chữa trị các chứng: Phổi nhiệt, âm hư, ho khàn, đờm ít, họng khô, khạc đờm ra máu, hoặc ho khàn không có đờm do chứng nhiệt phương hại đến phổi, phát sốt tổn thương âm khí, buồn bực, mất ngủ, A Giao thường hay dùng để hồi phục sức khỏe cho người bệnh sau khi bị sốt. Bên cạnh đó A Giao còn có công hiệu cầm máu rất tốt, có thể dùng để chữa trị các chứng ra máu như nôn ra máu, chảy máu cam, khạc ra máu, đại tiện ra máu, băng huyết, phụ nữ có mang ra máu v.v, đặc biệt thích hợp chữa trị trường hợp ra máu kiêm chứng âm hư và huyết hư.