Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thuốc bổ máu: Đương Quy-Bạch Thược
   2009-02-06 18:22:53    cri
Thuốc bổ máu vị cam, tính ôn, chất nhuận, chủ yếu hòa nhập máu tim và máu gan, với công hiệu chữa trị chủ yếu là bổ máu, được ứng dụng rộng rãi vào chữa trị các chứng huyết hư, mặt xanh xao, mặt xạm không hồng hào, môi nhợt, chóng mặt, ù tai, tim đập nhanh, mất ngủ, hay quên, thời gian hành kinh kéo dài, lượng kinh nguyệt ít, màu nhạt, thậm chí tắc kinh, rêu lưỡi nhạt, mạch yếu v.v.

Đương Quy: Vị cam, vị cay, tính ôn, quy kinh lạc gan, tim và tỳ. Đương Quy gồm bốn công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là bổ máu điều kinh, trường hợp chứng huyết hư thường phối chế với Thục Địa Hoàng, Bạch Thược và Xuyên Khung. Hai là điều kinh với các triệu chứng như: Huyết hư, máu bị tắc dẫn đến kinh nguyệt không đều, tắc kinh và đau bụng khi hành kinh. Công hiệu thứ ba của Đương Quy là hoạt huyết giảm đau, thích hợp chữa trị các triệu chứng như: Đau bụng do hư hàn gây nên, té ngã, chấn thương, vêm loét, mụn nhọt, đau tê do phong hàn gây nên. Công hiệu thứ tư là nhuận tràng thông đại tiện, thích hợp chữa trị các chứng huyết hư, đường ruột khô ráo dẫn đến táo bón, trường hợp này thường hay phối chế với Nhục Tòng Dung,Ngưu Thất và Thăng Ma.

Cách dùng và liều lượng: Dùng Đương Quy sắc nước uống, mỗi lần từ 5-15 gam. Trường hợp bổ máu dùng thân Đương Quy, trường hợp phá máu dùng đuôi Đương Quy, hòa huyết thì dùng tất cả các bộ phận của Đương Quy.

Điều cần phải lưu ý là: Những người chứng thấp nghiêm trọng, trung vị đầy tức,đi loãng kiêng dùng.

Đương Quy

Bạch Thược: Vị đắng, vị chua, tính hơi hàn, quy kinh lạc gan và tỳ. Bạch Thược gồm bốn công hiệu chữa trị chủ yếu. Một là dưỡng máu giảm âm, thích hợp chữa trị máu gan hư, máu gan suy yếu dẫn đến kinh nguyệt không đều. Công hiệu thứ hai là xoa dịu chứng gan giảm đau, thích hợp chữa trị chứng gan tỳ bất hòa dẫn đến tức ngực, đau sườn, đầy bụng hoặc tứ chi co giật đau quặn, trường hợp này thường hay dùng chung với Sài Hồ, Đương Quy và Bạch Thược. Công hiệu thứ ba của Bạch Thược là làm dịu dương khí gan, thích hợp chữa trị dương khi gan tăng lên dẫn đến đau đầu, chóng mặt, trường hợp này thường hay phối chế với Ngưu Thất, Đại Trư Thạch, Long Cốt và Mẫu Lệ. Công hiệu thứ tư của Bạch Thược là cầm mồ hôi thí dụ như cảm gió và âm hư dẫn đến ra mồ hôi trộm.

Cách dùng và liều lượng: Dùng Bạch Thược sắc nước uống, mỗi lần từ 5-15 gam, liều lượng lớn dùng từ 15-30 gam.

Điều cần phải lưu ý là: Chứng dương suy yếu, hư hàn không nên dùng. Bạch Thược chống Lê Lư.

Bạch Thược

Đương Quy và Bạch Thược đều quy kinh lạc gan và tỳ, đều có thể bổ máu điều kinh nguyệt, đều thích hợp chữa trị các chứng huyết hư, mặt xanh, mặt xạm, chóng mặt, tim đập nhanh, kinh nguyệt không đều, tắc kinh, đau bụng khi hành kinh v.v. Đương Quy và Bạch Thược thường hay dùng chung với nhau. Bên cạnh đó, hai vị thuốc này đều có công hiệu giảm đau, có thể dùng để chữa trị các chứng đau. Điều khác nhau là Đương Quy vị cam, vị cay, tính ôn, quy kinh lạc tim, vừa bổ máu, vừa hoạt huyết, còn có công hiệu khử hàn, cho nên kinh nguyệt không đều do huyết hư, huyết hàn và ứ máu gây nên đều có thể dùng đến Đương Quy, đặc biệt thích hợp cho những người huyết hư, hàn và ứ máu, là thánh dược bổ máu, là vị thuốc quan trọng dùng để điều kinh. Hơn nữa công hiệu giảm đau nổi bật của Đương Quy là bổ máu, hoạt huyết, khử hàn, cho nên Đương Quy chủ yếu chữa trị chứng đau do huyết hư, ứ máu và hư hàn gây nên. Bên cạnh đó, Đương Quy lại có thể nhuận tràng thông đại tiện, cũng thường hay dùng để chữa trị chứng táo bón do huyết hư và đường ruột khô gây nên. Bạch Thược vị đắng, vị chua và vị cam, tính hơi hàn, có công hiệu nổi bật về dưỡng huyết, nạp âm khí, cho nên đặc biệt thích hợp cho những người huyết hư, âm hư kèm theo chứng nhiệt. Công hiệu nổi bật giảm đau của Bạch Thược chủ yếu nạp âm khí cho gan, dưỡng huyết hòa dịu gan, làm dịu chứng đau, vì thế Bạch Thược chủ yếu chữa trị chứng âm khí gan không đủ, huyết hư gan vượng, gan khí không thông cũng như chứng đau sườn do gan tỳ bất hòa gây nên, đầy bụng, tứ chi co giật v.v. Ngoài ra, Bạch Thược còn có thể làm dịu dương khí gan, tăng thêm âm khí đạt mục đích cầm mồ hôi, đồng thời cũng thường hay dùng để chữa trị các chứng đau đầu, choáng váng, buồn bực, hay cáu do dương khí gan tăng lên cũng như chứng ra mồ hôi, sợ lạnh bởi cảm gió lạnh gây nên và ra mồ hôi trộm do âm hư gây nên.