Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thuốc bổ dương:Thỏ Ti Tử-Sa Uyển Tử
   2009-01-02 15:13:17    CRIonline

Thuốc bổ dương phần lớn vị cam, vị cay và vị mặn, tính ôn nhiệt, chủ yếu quy kinh lạc thận, có thể bổ cả nguyên khí và dương khí trong cơ thể, trường hợp dương thận suy yếu nên bổ, các phủ tạng khác cũng cần được ôn ấm, nhờ đó sẽ có thể loại bỏ và cải thiện chứng dương hư trong cơ thể. Thuốc bổ dương chủ yếu thích hợp thận dương không đủ, sợ lạnh, tứ chi lạnh, mỏi lưng, đau khớp, lạnh nhạt với tình dục, liệt dương, tinh dịch hàn lạnh không sinh lực, lạnh dạ con không chửa, nước tiểu nhiều, đái dầm, dương tỳ và dương thận suy yếu, lạnh bụng, tức bụng, đau bụng, dương hư, thủy thũng, chóng mặt, hoa mắt, ù tai do chức năng gan và thận suy yếu và tinh huyết thiếu hụt gây nên cũng như các chứng tóc bạc, râu bạc trước tuổi, gân cốt yếu, trẻ em phát triển không tốt, thóp trẻ em không liền, mọc răng muộn, phổi hư, thận hư, thận không nạp khí dẫn đến ho, thận dương suy yếu, hạ nguyên hư lạnh, băng huyết phụ nữ, bạch đới v.v.

Thỏ Ti Tử

Thỏ Ti Tử: Vị cay, vị cam, tính bình hòa, quy kinh lạc thận, gan và tỳ, gồm bốn công hiệu chữa trị chủ yếu, một là bổ thận ích tinh, thích hợp chữa trị các chứng thận hư, đau lưng, liệt dương, di tinh, nước tiểu nhiều, lạnh dạ con không chửa, giải khát. Công hiệu thứ hai là dưỡng gan sáng mắt, thích hợp chữa trị các chứng gan thận không đủ, mắt mờ. Công hiệu thứ ba là trị ỉa chảy với sự biểu hiện của các triệu chứng như tỳ thận dương hư, phân lỏng ỉa chảy. Công hiệu thứ tư là an thai, thích hợp chữa trị chứng thai nhi bất yên.

Cách dùng và liều lượng: Dùng Thỏ Ti Tử sắc nước uống, mỗi lần từ 10-20 gam.

Điều cần phải lưu ý là: Thỏ Ti Tử có công hiệu nổi bật về bổ dương, những người âm hư hỏa vượng, phân cứng, nước tiểu ngắn, màu đỏ không nên dùng.

Sa Uyển Tử

Sa Uyển Tử: Vị cam, tính ôn, quy kinh lạc gan và thận. Sa Uyển Tử gồm hai công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là bổ thận cố tinh, thích hợp chữa trị các chứng thận hư, đau lưng, liệt dương di tinh, nước tiểu nhiều, đái dầm, bạch đới phụ nữ quá nhiều. Công hiệu thứ hai là dưỡng gan sáng mắt, thích hợp chữa trị chứng mắt mờ, chóng mặt, hoa mắt.

Cách dùng và liều lượng: Dùng Sa Uyển Tử sắc nước uống, mỗi lần từ 10-20 gam.

Điều cần phải lưu ý là: Sa Uyển Tử là vị thuốc ôn bổ, mang tính chặn giữ, cho nên những người âm hư hỏa vượng, tiểu tiện không thông kiêng dùng.

Thỏ Ti Tử và Sa Uyển Tử đều vị cam, quy kinh lạc gan và thận, có thể bổ thận trợ dương, củng cố tinh dịch, giảm nước tiểu, dưỡng gan sáng mắt, đều có công hiệu chữa trị các chứng đau lưng do thận hư gây nên, liệt dương không sinh lực, di tinh, hoạt tinh, bạch đới phụ nữ quá nhiều; gan thận không đủ, mắt mờ không sáng và thị lực giảm xuống do thiếu sự bổ dưỡng gây nên. Hai vị thuốc này thường dùng chung với nhau trong lâm sàng. Điều khác nhau là, Thỏ Ti Tử tính bình hòa không nóng nhiệt, vừa có thể bổ thận dương, lại có thể bổ thận ích tinh, là vị thuốc bổ âm bổ dương, đồng thời có thể cầm ỉa chảy, an thai, cũng có thể dùng để chữa trị chứng đi loãng do chức năng tỳ và thận suy yếu gây nên, gan thận không đủ, nguyên khí thai nhi không vững mà dẫn đến thai nhi bất yên, ra máu khi có thai v.v. Thỏ Ti Tử là vị thuốc tốt bổ dưỡng kinh lạc gan, thận và tỳ một cách bình hòa. Công hiệu bổ gan, bổ thận của Sa Uyển Tử không bằng Thỏ Ti Tử, nhưng có công hiệu chống di hoạt khá nổi bật, cho nên Sa Uyển Tử thường hay dùng để chữa trị chứng di tinh, giảm nước tiểu và trị bạch đới phụ nữ.