Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thuốc bổ dương: Đỗ Trọng-Tục Đoạn
   2008-12-12 15:40:58    CRIonline
Thuốc bổ dương phần lớn vị cam, vị cay và vị mặn, tính ôn nhiệt, chủ yếu quy kinh lạc thận, có thể bổ cả nguyên khí và dương khí trong cơ thể, trường hợp dương thận suy yếu nên bổ, các phủ tạng khác cũng cần được ôn ấm, nhờ đó sẽ có thể loại bỏ và cải thiện chứng dương hư trong cơ thể. Thuốc bổ dương chủ yếu thích hợp thận dương không đủ, sợ lạnh, tứ chi lạnh, mỏi lưng, đau khớp, lạnh nhạt với tình dục, liệt dương, tinh dịch hàn lạnh không sinh nở, lạnh dạ con không chưa, nước tiểu nhiều, đái dầm, dương tỳ và dương thận suy yếu, lạnh bụng, tức bụng, đau bụng, dương hư, thủy thũng, chóng mặt, hoa mắt, ù tai do chức năng gan và thận suy yếu và tinh huyết thiếu hụt gây nên cũng như các chứng tóc bạc, râu bạc sớm hơn tuổi, gân cốt yếu, trẻ em phát triển không tốt, trẻ em không liền thóp, mọc răng muộn, phổi hư, thận hư, thận không nạp khí dẫn đến ho, thận dương suy yếu, hạ nguyên hư lạnh, phụ nữ băng huyết, bạch đới v.v.

Đỗ Trọng: Vị cam, tính ôn, quy kinh lạc gan và thận. Đỗ Trọng gồm ba công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là bổ gan thận. Hai là cường gân cốt. Hai trường hợp này thường xuất hiện triệu chứng đau lưng do thận suy yếu gây nên, thường hay dùng chung với Độc Hoạt, Tang Ký Sinh và Tế Tân. Công hiệu thứ ba của Đỗ Trọng là an thai như thai nhi bất yên hoặc sẩy thai do quen dạ.

Cách dùng và liều lượng: Dùng Đỗ Trọng sắc nước uống, mỗi lần từ 10-15 gam.

Điều cần phải lưu ý là: Đỗ Trọng sao có thể phá hoại chất keo, lợi cho sắc ra thành phần hữu hiệu, cho nên Đỗ Trọng sao có hiệu quả tốt hơn Đỗ Trọng sống. Đỗ Trọng là vị thuốc ôn bổ, trường hợp âm hư hỏa vượng nên thận trọng khi sử dụng.

Tục Đoạn: Vị đắng, vị cay, tính hơi ôn, quy kinh lạc gan và thận. Tục Đoạn gồm 5 công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là bổ gan ích thận, thích hợp chữa trị chứng liệt dương, di tinh, đái dầm. Công hiệu thứ hai là cường gân kiện cốt, thích hợp chữa trị các triệu chứng như mỏi lưng, đau khớp, hàn thấp, đau tê. Công hiệu thứ ba của Tục Đoạn là cầm máu, an thai, thích hợp các triệu chứng băng huyết, thai nhi bất yên. Công hiệu thứ tư là điều trị chứng té ngã, chấn thương, bong gân. Công hiệu thứ năm là hoạt huyết, phá ứ, giảm đau, thích hợp chữa trị chứng mụn nhọt, viêm loét, ứ máu, sưng tấy.

Cách dùng và liều lượng: Dùng Tục Đoạn sắc nước uống, mỗi lần từ 9-15 gam, hoặc làm thành dạng viên và dạng bột; dùng ngoài da nên dùng với lượng vừa phải, nghiền nát để đắp lên chỗ đau. Trường hợp băng huyết ở phụ nữ nên sao qua mới dùng.

Điều cần phải lưu ý là những người phong thấp chứng nhiệt kiêng dùng.

Đỗ Trọng và Tục Đoạn đều có vị cam, tính ôn, quy kinh lạc gan và thận, có thể bổ gan ích thận, cường gân kiện cốt, an thai, đều có thể chữa trị các chứng mỏi lưng, đau lưng, đau khớp, tứ chi đuối sức do chức năng gan và thận suy yếu gây nên, cũng như các chứng bệnh như: Chức năng gan, thận suy yếu, nguyên khí thai nhi không vững dẫn đến thai nhi bất yên, sẩy thai, thận dương không đủ, hạ nguyên hư lạnh, liệt dương, di tinh, hoạt tinh, đái dầm, nước tiểu nhiều v.v. Đỗ Trọng và Tục Đoạn thường dùng chung với nhau trong lâm sàng. Điều khác nhau là công hiệu bồi bổ và an thai của Đỗ Trọng mạnh hơn, là vị thuốc quan trọng dùng để chữa trị chứng đau lưng do thận suy yếu gây nên. Ngoài ra, trong lâm sàng hiện đại, có thể dùng Đỗ Trọng chữa trị chứng cao huyết áp và thu được hiệu quả tốt, đặc biệt thích hợp cho bệnh nhân cao huyết áp kiêm chức năng thận suy yếu. Tục Đoạn vị vừa đắng vừa cay, tuy công hiệu bổ ích và an thai không bằng Đỗ Trọng, song có công hiệu nổi bật về hành huyết mạch, nối gân cốt, là vị thuốc thường dùng trong khoa xương của Trung Y, Tục Đoạn còn có thể cầm máu, cho nên thường dùng để chữa trị chứng băng huyết, lượng kinh nguyệt quá nhiều do chức năng gan thận phụ nữ suy yếu gây nên.