Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thuốc bổ dương: Dâm Dương Hoắc-Ba Kích Thiên-Tiên Mao
   2008-12-05 17:53:19    cri
Thuốc bổ dương phần lớn vị cam, vị cay và vị mặn, tính ôn nhiệt, chủ yếu quy kinh lạc thận, có thể bổ cả nguyên khí và dương khí trong cơ thể, trường hợp dương thận suy yếu nên bổ, các phủ tạng khác cũng cần được ôn ấm, nhờ đó sẽ có thể loại bỏ và cải thiện chứng dương hư trong cơ thể. Thuốc bổ dương chủ yếu thích hợp thận dương không đủ, sợ lạnh, tứ chi lạnh, mỏi lưng, đau khớp, lạnh nhạt với tình dục, liệt dương, tinh dịch hàn lạnh không sinh nở, lạnh dạ con không chở, nước tiểu nhiều, đái dầm, dương tỳ và dương thận suy yếu, lạnh bụng, tức bụng, đau bụng, dương hư, thủy thũng, chóng mặt, hoa mắt, ù tai do chức năng gan và thận suy yếu và tinh huyết thiếu hụt gây nên cũng như các chứng tóc bạc, râu bạc sớm hơn tuổi, gân cốt yếu, trẻ em phát triển không tốt, khớp xương trên đỉnh đầu của trẻ em không kín, mọc răng muộn, phổi hư, thận hư, thận không nạp khí dẫn đến ho, thận dương suy yếu, hạ nguyên hư lạnh, phụ nữ băng huyết, bạch đới v.v.

Dâm Dương Hoắc: Vị cay, vị cam, tính ôn, quy kinh lạc thận và gan. Dâm Dương Hoắc gồm hai công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là bổ thận tráng dương, thích hợp các chứng: Thận dương suy yếu, liệt dương, nước tiểu nhiều, mỏi lưng, đuối sức. Công hiệu thứ hai là khử gió trừ thấp, dùng để chữa trị chứng phong hàn tê thấp, tứ chi bị tê.

Cách dùng và liều lượng: Dùng Dâm Dương Hoắc sắc nước uống, mỗi lần từ 3 đến 15 gam.

Điều cần phải lưu ý là: Trường hợp âm hư hỏa vượng không nên dùng.

Ba Kích Thiên : Vị cay, vị cam, tính Hơi ôn, quy kinh lạc thận và gan. Ba Kích Thiên gồm hai công hiệu chữa trị chủ yếu. Một là bổ thận trợ dương, thích hợp chữa trị các chứng bệnh như dương thận hư dẫn đến liệt dương, lạnh dạ con không chở được con, nước tiểu nhiều. Công hiệu thứ hai của Ba Kích Thiên là trừ gió khử thấp, thích hợp chữa trị chứng phong thấp, đau lưng, đau khớp cũng như mỏi lưng, đau khớp, đuối sức do thận hư gây nên.

Cách dùng và liều lượng: Dùng Ba Kích Thiên sắc nước uống, mỗi lần từ 5-15 gam.

Điều cần phải lưu ý là: Trường hợp âm hư hỏa vượng và người bị nhiệt không nên dùng.

Tiên Mao: Vị cay, tính nhiệt, chứa độc tố, quy kinh lạc thận và gan. Tiên Mao gồm ba công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là ôn thận tráng dương. Hai là khử hàn trừ thấp. Hai trường hợp này thường xuất hiện chứng thận dương không đủ, hạ vị hỏa không vượng dẫn đến liệt dương, lạnh tinh dịch, nước tiểu nhiều, đau lưng, đau khớp, gân cốt đuối sức. Công hiệu thứ ba của Tiên Mao là bồi bổ gan thận với triệu chứng là tóc bạc, râu bạc sớm hơn tuổi, hoa mắt, nhòe mắt.

Cách dùng và liều lượng: Dùng Tiên Mao sắc nước uống, mỗi lần từ 5-15 gam. Cũng có thể dùng Tiên Mao ngâm rượu uống hoặc làm thành dạng viên và dạng bột.

Điều cần phải lưu ý là: Bệnh nhân âm hư hỏa vượng kiêng dùng. Tiên Mao nóng nhiệt, chứa độc tố, không nên dùng trong thời gian dài.

Dâm Dương Hoắc, Ba Kích Thiên và Tiên Mao đều vị cay, tính ôn nhiệt, quy kinh lạc thận và gan, đều có thể bổ thận trợ dương, cường gân kiện cốt, trừ gió khử thấp, có thể chữa trị các chứng liệt dương, không sinh được con, nước tiểu nhiều, đái dầm, mỏi lưng, đau khớp, đuối sức do thận dương không đủ gây nên, phong hàn tê thấp lâu ngày kèm theo chứng thận hư, mỏi lưng, đau khớp, đuối sức. Dâm Dương Hoắc, Ba Kích Thiên và Tiên Mao trong lâm sàng thường dùng chung với nhau. Điều khác nhau là, Dâm Dương Hoắc vị cay, vị cam, tính ôn, có công hiệu mạnh về bổ thận tráng dương, dùng riêng hoặc dùng chung với các vị thuốc khác đều được, cũng có thể dùng để chữa trị chứng bị liệt do trúng phong gây nên. Ngoài ra, trong lâm sàng hiện nay thường dùng để chữa trị chứng hen xuyễn bởi thận dương suy yếu gân nên hoặc chứng cao huyết áp do tuổi canh niên phụ nữ gây nên, đồng thời thu được hiệu quả điều trị tương đối tốt. Ba Kích Thiên vị cay, vị cam, tính hơi ôn, công hiệu bổ thận trợ dương kém hơn nhưng lại có công hiệu bổ ích tinh huyết, bên cạnh đó còn có thể dùng để chữa trị chứng hạ nguyên hư hàn, tinh huyết không đủ dẫn đến dạ con lạnh không chở, kinh nguyệt không đều, lạnh bụng, đau bụng. Tiên Mao vị cay, tính nhiệt, chứa độc tố, công hiệu khử hàn thấp khá mạnh, tính nhiệt của Tiên Mao cũng mạnh hơn so với Dâm Dương Hoắc và Ba Kích Thiên, dùng lâu sẽ phương hại tới âm, xuất hiện triệu chứng môi khô, miệng khô. Ngoài ra, Tiên Mao còn có thể chữa trị các chứng đầy bụng, lạnh bụng, đau bụng, ỉa chảy bởi tỳ dương và thận dương suy yếu gây nên.