Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thuốc bổ dương: Lộc Nhung
   2008-11-28 14:51:52    CRIonline

Thuốc bổ dương phần lớn là vị cam, vị cay và vị mặn, tính ôn nhiệt, chủ yếu quy kinh lạc thận, có thể bổ cả nguyên khí và dương khí trong cơ thể, trường hợp dương thận suy yếu nên bổ, các phủ tạng khác cũng cần được ôn ấm, như vậy sẽ có thể loại bỏ và cải thiện chứng dương hư trong cơ thể. Thuộc bổ dương chủ yếu thích hợp thận dương không đủ, sợ lạnh, tứ chi lạnh, mỏi lưng đau khớp, lạnh nhạt với tình dục, liệt dương, tinh dịch hàn lạnh không sinh nở, lạnh dạ con không chở, nước tiểu nhiều, đái dầm, dương tỳ và dương thận suy yếu, lạnh bụng, tức bụng, đau bụng, dương hư, thủy thũng, chóng mặt, hoa mắt, ù tai do chức năng gan và thận suy yếu và tinh huyết thiệu hụt gây nên cũng như các chứng tóc bạc, râu bạc sớm trước tuổi, gân cốt yếu, trẻ em phát triển không tốt, khớp xương trên đỉnh đầu không nối liền, mọc răng muộn, phổi hư, thận hư, thận không nạp khí dẫn đến ho, thận dương suy yếu, hạ nguyên hư lạnh, băng huyết, bạch đới v.v.

Lộc Nhung

Lộc Nhung: Vị cam, vị mặn, tính ôn, quy kinh lạc thận và gan. Lộc Nhung gồm 5 công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là bổ thận dương. Hai là ích tinh huyết. Hai trường hợp này thường với triệu chứng thận dương suy yếu, tinh huyết không đủ. Công hiệu thứ ba của Lộc Nhung là cường tráng gân cốt, thích hợp dùng để chữa trị chứng thận hư cốt nhược, mỏi lưng, quỵ ngã hoặc trẻ em phát triển chậm về các mặt.Công hiệu thứ tư là phụ nữ hư hàn, băng huyết, bạch đới. Công hiệu thứ năm của Lộc Nhung là thác độc mụn nhọt, thích hợp chữa trị chứng viêm loét, mụn nhọt lâu ngày không lành, mọc mủ bên trong không vỡ được.

Cách dùng và liều lượng: Lấy từ 1-2 gam Lộc Nhung nghiền thành bột hoặc làm thành viên để uống.

Điều cần phải lưu ý là: Sử dụng Lộc Nhung nên bắt đầu từ liều lượng nhỏ, rồi mới tăng dần, không nên đột nhiên sử dụng với lượng lớn tránh dương thăng làm cho mắt đỏ chóng mặt hoặc thương âm động huyết. Trường hợp bị sốt kiêng dùng.

Tử Hà Xa

Tử Hà Xa: Vị cam, vị mặn, tính ôn, quy kinh lạc phổi, gan và thận. Tử Hà Xa gồm ba công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là dưỡng huyết ích khí, thích hợp các chứng bệnh do thiếu khí huyết gây nên. Công hiệu thứ hai của Tử Hà Xa là bổ thận ích tinh dịch, thích hợp chữa trị chứng liệt dương, di tinh mỏi lưng, chóng mặt, ù tai. Công hiệu thứ ba là nạp khí trị hen xuyễn với chứng ho do phổi thận suy yếu gây nên.

Cách dùng và liều lượng: Lấy 1,5-3 gam Tử Hà Xa ?? nghiền thành bột rồi bọc vỏ gạo nép, cũng có thể làm thành dạng viên. Nếu dùng nhau tươi,?? thì mỗi lần từ nửa chiếc đến một chiếc, đun nước uống.

Điều cần phải lưu ý là: Trường hợp âm hư hỏa vượng không nên dùng riêng vị thuốc Tử Hà Xa.