Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thuốc bổ khí: Đại Táo-Di Đường
   2008-11-14 15:44:46    CRIonline
Thuốc bổ khí có công hiệu bổ khí, có thể bồi bổ khí cho các phủ tạng để uốn nắn sự lệch hướng bệnh lý bởi tạng khí cơ thể suy yếu gây nên. Bổ khí bao gồm bổ tỳ khí, phổi khí, tâm khí, nguyên khí v.v. Vì vậy, thuốc bổ khí chủ yếu chữa trị các chứng bệnh như: Tỳ khí suy yếu với các triệu chứng không muốn ăn, tức bụng, trướng bụng, đi phân loãng, mệt người, mặt xanh xao, gầy gò hoặc sưng phù, thậm chí sa phủ tạng, máu không quy tụ được v.v. Phổi khí suy yếu với triệu chứng khí ngắn khí ít không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể, động một cái thì thở dài, không đủ sức để ho, tiếng bé tiếng yếu, thậm chí thở hổn hển, mệt nhừ, dễ ra mồ hôi v.v. Trường hợp tâm khí suy yếu với các triệu chứng là tim đập nhanh, tức ngực, hơi ngắn, sau khi hoạt động hiện tượng hơi ngắn tức ngực càng thêm nghiêm trọng. Trường hợp nguyên khí suy yếu không nghiêm trọng thường hay có biểu hiện là một số tạng khí suy yếu; nếu trường hợp nguyên khí cực kỳ suy yếu có thể dẫn đến hơi thở ngắn, nhịp đập tim yếu gần như bị ngừng.

Thuốc bổ khí nói chung vị cam, tính ôn hoặc tính bình hòa. Trong đó có một số ít thuốc vị đắng, có dược hiệu thanh hỏa hoặc thấm thấp. Nếu là thuốc thanh hỏa thì tính hơi hàn. Phần lớn thuốc có thể bồi bổ tỳ khí và phổi khí, chủ yếu quy kinh lạc tỳ và phổi. Số ít thuốc còn có công hiệu bổ khí tim, quy kinh lạc tim.

Đại Táo: Vị cam, tính bình hòa, quy kinh lạc tỳ, vị và tim. Đại Táo gồm ba công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là bổ trung ích khí, thích hợp chữa trị chức năng tỳ suy yếu. Hai là dưỡng huyết an thần, thích hợp các chứng bệnh phủ tạng nóng nhiệt, mất ngủ, trường hợp này thường hay dùng chung với Cam Thảo và Tiểu Mạch. Công hiệu thứ ba của Đại Táo là hòa dịu dược tính, thường hay phối chế với những thuốc dược tính mạnh để làm dịu dược hiệu.

Cách dùng và liều lượng: Lấy Đại Táo bổ ra làm hai sắc nước uống, mỗi lần từ 6 đến 15 gam là vừa.

Di Đường: Vị cam, tính ôn, quy kinh lạc tỳ, vị và phổi. Di Đường gồm ba công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là bổ ích trung khí. Hai là giảm đau. Hai trường hợp này nói chung có triệu chứng là trung vị suy yếu, đầy bụng, đau tức. Công hiệu thứ ba của Di Đường là nhuận phổi trị ho với triệu chứng phổi nhiệt dẫn đến ho.

Cách dùng và liều lượng: Hòa tan Di Đường pha với thuốc nước uống, mỗi lần từ 15 đến 20 gam là vừa.

Điều cần phải lưu ý là: Sự bất cập của Di Đường là trợ thấp, làm tắc trung vị, cho nên bệnh nhân có chứng thấp và đầy trung vị không nên dùng.

Đại Táo và Di Đường đều vị cam, tính ôn, quy kinh lạc tỳ và vị, có thể bổ trung ích khí, thích hợp chữa trị các chứng bệnh như: Mệt người, hơi ngắn, ăn ít do nội thương bởi làm việc quá sức, chức năng tỳ và vị suy yếu, trung khí không đủ gây nên. Nói chung dùng trong các bài thuốc bổ ích đều có thể tăng cường tác dụng bổ tỳ vị. Điều khác nhau là Đại Táo có thể dưỡng huyết an thần, làm dịu dược tính, bên cạnh đó thích hợp chữa trị các chứng huyết hư, mặt xanh, phủ tạng phụ nữ nóng nhiệt, tâm thần bất yên; khi phối chế với các vị thuốc dược tính mạnh thì có thể giảm thiểu tác dụng phụ, đồng thời có thể bảo hộ chính khí. Di Đường có tác dụng giảm đau, nhuận phổi trị ho. Cũng có thể chữa trị các chứng trung vị suy yếu, đầy bụng, đau tức, phổi hư dẫn đến ho khàn, ít đờm v.v.