Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Sự kiện "Đảng Cố"
   2008-11-03 15:41:51    CRIonline

Nghe Online

Thời Hán Hằng Đế, tập đoàn quan liêu do Lý Dung và Trần Phan đứng đầu đã liên hợp với Thái học sinh do Quách Thái lãnh đạo, kết thành bè đảng, được gọi là "Đảng Nhân", chống chọi quyết liệt với ách thống trị đen tối của hoạn quan. Hoạn quan dựa vào nhà vua, đã hai lần phát động hoạt động bức hại tàn khốc đối với Đảng Nhân, mà lịch sử gọi là " Đảng Cố chi họa".

Năm Diên Hi thứ 2, hoạn quan do ủng hộ nhà vua trong cuộc đấu tranh chống lại sự chuyên quyền của họ hàng bên ngoại, nên được nhà vua tín nhiệm và trọng dụng. Hoạn quan Trịnh Chúng được phong làm Sào Hương Hầu. Sau khi Trịnh Chúng qua đời, con lên kế nhiệm, từ đó đã phá vỡ lệ cũ hoạn quan không được phong tước vị. Sau khi chống trả tập đoàn ngoại thích Lương Thị, để cảm ơn các hoạn quan, nhà vua chỉ trong một ngày đã phong 5 huyện hầu như Thiền Siêu, Từ Hoàng v v. Hoạn quan lợi dụng cơ hội gần gũi nhà vua, giả truyền thánh chỉ, có khá nhiều thân sĩ quan liêu vì muốn mưu lợi riêng đã vào hùa với chúng. Hoạn quan đã bồi đắp thế lực của mình ở trung ương và địa phương. Trong triều đình, chúng thao túng việc lớn nhà nước, tay nắm vương tước, miệng ngậm hiến pháp. Còn tại địa phương, chúng hà hiếp các quan châu quận, bắt chẹt nhân dân, thật chẳng khác nào bọn giặc cướp. Đến giữa thời Đông Hán, mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt, chính quyền nhà nước lung lay như muốn đổ.

Ngoài ngoại thích và hoạn quan làm mưa làm gío trên vũ đài chính trị Đông Hán ra, còn có đám quan liêu và nho sinh. Trong thời kỳ hoạn quan nắm quyền, chúng đã ngăn chặn đường làm quan của nho sinh. Do đó, càng khoét sâu thêm sự mâu thuẫn giữa nho sinh và hoạn quan. Phần lớn quan liêu đều là dòng dõi địa chủ, có cơ sở kinh tế hùng hậu, lực lượng chính trị lớn mạnh, các môn sinh, quan lại thân quen rải rác trong cả nước. Sự nhận thức và lợi ích của họ đều nhất trí với đám nho sinh, đây chính là cơ sở khiến họ liên hợp với nhau cùng chống lại hoạn quan.

Tập đoàn quan liêu và nho sinh là một sự uy hiếp to lớn đối với tập đoàn hoạn quan, nên chúng đã tìm kiếm cơ hội để báo phục. Năm 166 công nguyên, tập đoàn hoạn quan đã phát động một hoạt động bức hại quy mô lớn, mà ngòi nổ là sự kiện Trương Thành. Trương Thành vốn có quan hệ mật thiết với hoạn quan, nên được biết triều đình đã ra lệnh ân xá cho con mình vì phạm tội giết người. Nhưng Lý Dung bây giờ làm phủ doãn Hà Nam đã bất chấp lệnh ân xá, vẫn kiên trì xử tử hình con của Trương Thành. Đám hoạn quan đã nhân việc này bảo các đệ tử của Trương Thành làm đơn kiện, tố cáo Lý Dung câu kết với thái học, phỉ báng triều đình. Dưới sự thao túng của hoạn quan, Hán Hằng Đế đã ra lệnh bắt Lý Dung, Phạm Bàng cùng hơn 200 người. Sau đó, đưa số người này về quê "Cấm cố trung thân". Đây chính là "Đảng cố chi họa" lần thứ nhất.

Sau khi bị bức hại, uy tín của Lý Dung càng cao, ông được nho sinh gọi là người đứng đầu "Bát tuấn". Điều này khiến tập đoàn hoạn quan vô cùng bất mãn. Ba năm sau, tập đoàn hoạn quan lại dấy lên một phong trào bức hại đám quan liêu và nho sinh với quy mô càng lớn hơn và thời gian cũng dài hơn, mà lịch sử gọi là "Đảng Cố chi họa" lần thứ hai.

Nguyên nhân như sau, hoạn quan Hầu Lãm ở quê tùy ý tàn hại nhân dân, đốc bưu Trương Kiệm làm đơn khởi tố, yêu cầu trừng trị Hầu Lãm. Nhưng tờ đơn bị Hầu Lãm giữ lại, rồi hắn sai người vu cáo Trương Kiệm có liên lạc với Đảng Nhân, mưu đồ việc xấu. Tức thì, Hán Linh Đế ra lệnh bắt Trương Kiệm cùng nhiều người khác, hoạn quan Tào Tiết lại trình tấu chương bắt Lý Dung, Phạm Bàng, phát vãng và cấm cố sáu bảy trăm người, sau đó còn bắt hơn 1000 thái học sinh. Năm 176 công nguyên, thái thú Vĩnh Xương Tào Loan dâng thư yêu cầu ân xá " Đảng Nhân", đám hoạn quan cho rằng đây là hàng động thay Đảng Nhân lật án, nên đã giết chết Tào Loan, rồi ra lệnh cấm cố Đảng Nhân, chu diệt người thân, đưa hoạt động bức hại Đảng Nhân bước lên cao trào. Trải qua lần bức hại này, nho sinh trong thiên hại hầu như bị một mẻ lưới quét sạch.

Cuộc đấu tranh của quan liêu và nho sinh chống lại bọn hoạn quan chuyên quyền cuối thời Đông Hán, cuối cùng đã bị thất bại, cuộc đấu tranh này là một hành động mưu cầu cải lương, khí tiết "Sát thân dĩ cầu nhân" của họ được người đời sau tôn sùng.