Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thuốc bổ khí: Sơn Dược - Bạch Biển đậu
   2008-10-31 15:36:35    CRIonline

Thuốc bổ khí có công hiệu bổ khí, có thể bồi bổ khí phủ tạng để uốn nắn sự lệch hướng bệnh lý bởi tạng khí cơ thể bị suy yếu gây nên. Bổ khí bao gồm bổ tỳ khí, phổi khí, tâm khí, nguyên khí v.v. Vì vậy, thuốc bổ khí chủ yếu chữa trị các chứng bệnh như: Tỳ khí suy yếu với các triệu chứng không muốn ăn, tức bụng, trướng bụng, đi phân loãng, mệt người, mặt xanh xao, gầy gò hoặc sưng phù, thậm chí sa phủ tạng, máu không quy tụ được v.v. Phổi khí suy yếu với triệu chứng là khí ngắn khí ít không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể, động một cái thì thở dốc, không có sức để ho, tiếng bé tiếng yếu, thậm chí thở hổn hẻn, mệt nhừ, dễ ra mồ hôi v.v. Trường hợp tâm khí suy yếu với các triệu chứng là tim đập nhanh, tức ngực, hơi ngắn, sau khi hoạt động hiện tượng hơi ngắn tức ngực càng thêm nghiêm trọng. Trường hợp nguyên khí suy yếu không nghiêm trọng thường hay có biểu hiện là một số tạng khí suy yếu; nếu trường hợp nguyên khí cực kỳ suy yếu có thể dẫn đến hơi thở ngắn, nhịp đập tim yếu gần như bị ngừng.

Sơn Dược

Sơn Dược (Hoài Sơn): Vị cam, tính bình hòa, quy kinh lạc tỳ, phổi và thận. Sơn Dược gồm ba công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là bổ tỳ dưỡng vị, thích hợp chữa trị chức năng tỳ suy yếu. Hai là sản sinh chất dịch ích phổi, thích hợp dùng để chữa trị chứng phổi suy yếu. Công hiệu thứ ba của Sơn Dược là bổ thận củng cố tinh dịch, thích hợp chữa trị chức năng thận suy yếu, giải khát, chữa trị khí hư và âm hư.

Cách dùng và liều lượng: Dùng Sơn Dược sắc nước uống, mỗi lần từ 15 đến 30 gam là vừa, trường hợp bổ âm nên dùng Sơn Dược sống, trường hợp kiện tỳ cầm ỉa chảy nên xào cho đến khi biến thành màu vàng mới dùng.

Điều cần phải lưu ý là: Sơn Dược dưỡng âm nhưng lại trợ thấp, cho nên những người chứng thấp nghiêm trọng, trung vị đầy hoặc có triệu chứng tích tụ, ứ tắc kiêng dùng.

Bạch Biển Đậu

Bạch Biển Đậu (đậu Cô-ve trắng): Vị cam, tính hơi ôn,quy kinh lạc tỳ và dạ dày, gồm hai công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là bổ tỳ hòa trung, thích hợp chữa trị chức năng tỳ suy yếu. Công hiệu thứ hai là hóa thấp, thích hợp chữa trị chứng thấp, buồn nôn, ỉa chảy trong mùa hè nóng nực

Cách dùng và liều lượng: Dùng Bạch Biển Đậu sắc nước uống, mỗi lần từ 10-15 gam, trường hợp kiện tỳ cầm ỉa chảy nên dùng Bạch Biển Đậu sao.

Cũng như Bạch Thuật, Sơn Dược và Bạch Biển Đậu đều vị cam, quy kinh lạc tỳ, có thể bổ khí, kiện tỳ, cầm ỉa chảy, chữa trị bạch đới phụ nữ. Điều khác nhau là, Bạch Thuật vị đắng, vị cam, tính ôn, chủ yếu quy kinh lạc dạ dày, có công hiệu nổi bật về ích khí, kiện tỳ, thấm thấp, lợi tiểu, là vị thuốc quan trọng về ích khí, kiện tỳ, thấm thấp, cho nên đặc biệt thích hợp dùng để chữa trị chứng đi phân loãng do chức năng tỳ suy yếu và thấp gây nên. Bên cạnh đó thường hay dùng để chữa trị các chứng đờm loãng, thủy thũng bởi chức năng tỳ suy yếu không thể hành thủy hóa thấp, khiến thủy và thấp ứ lại bên trong cơ thể gây nên. Miễn là những trường hợp tỳ hư, tỳ thấp nghiêm trọng đều có thể sử dụng Bạch Thuật. Sơn Dược vị cam, tính bình hòa, vừa có thể bổ ích khí tỳ và khí phổi, lại có thể dưỡng âm tỳ và âm phổi, thích hợp chữa trị chứng khí và âm của tỳ và phổi đều suy yếu, là vị thuốc có hiệu quả tốt về bổ tỳ, phổi và thận một cách bình hòa. Bên cạnh đó, Sơn Dược kiêm tính chắn giữ, cho nên có thể chữa trị chứng di hoạt, cũng có thể chữa trị chứng phổi hư dẫn đến ho và hen xuyễn, đau lưng, mỏi lưng do khí thận hư gây nên, hay là đêm đi tiểu nhiều, đái dầm, hoạt tinh, liệt dương, bạch đới phụ nữ quá loãng v.v. Bạch Biển Đậu vị cam, tính hơi ôn, dược hiệu bổ tỳ không mạnh, nhưng có thể hòa trung hóa thấp, là vị thuốc quan trọng về kiện tỳ hóa thấp, bổ tỳ, khử thấp, thường hay dùng để chữa trị chứng đi phân loãng, ỉa chảy, bạch đới quá nhiều do tỳ hư thấp nhiều gây nên. Bên cạnh đó, có thể chữa trị các chứng buồn nôn, ỉa chảy, tức bụng, đầy bụng do thấp nhiệt mùa hè nóng nực chạy vào trung vị, khiến tỳ vị bất hòa gây nên.