Nghe Online
Công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc đã đi qua 30 năm. Trong 30 năm qua, văn hóa đã bắt cầu cho Trung Quốc và nước ngoài tìm hiểu và hội nhập. Cho dù là do Chính phủ tổ chức hay do dân gian tổ chức, hoạt động giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và nước ngoài đã bước vào một thời kỳ phát triển phồn vinh chưa từng có.
Lớp trẻ Trung Quốc hiện nay rất khó tưởng tượng thế hệ cha mẹ của họ từng sống cuộc sống đơn điệu như thế nào: lúc đó gia đình bình thường chưa có ti-vi, ở thành phố không có phòng hát ka-ra-ô-kê, nhảy đi-xcô; ở các rạp hát ít ỏi, vở kịch "Bến Sa Gia" trình diễn liên tục gần một năm.
Ông Trương Vũ năm nay 50 tuổi đã chứng kiến những biến thiên từ ít đến nhiều, không ngừng phát triển trong lịch sử giao lưu văn hóa-nghệ thuật giữa Trung Quốc và nước ngoài. Ông Trương Vũ hiện nay là Tổng Giám đốc Tập đoàn Văn hóa đối ngoại Trung Quốc, là một trong những nhà thiết kế và tổ chức biểu diễn và triển lãm nổi tiếng nhất Trung Quốc. Ông nói:
"Sau 30 năm, hiện nay các hoạt động biểu diễn nhiều không kể hết được. Mỗi quý, mỗi tháng, thậm chí mỗi tuần đều có những chương trình biểu diễn xuất sắc công diễn tại nhiều thành phố Trung Quốc. Ví dụ, ở Bắc Kinh, các rạp hát chính trong đó có Nhà hát lớn Quốc gia tối nào cũng có biểu diễn, hơn nữa mỗi ngày đều có chương trình biểu diễn nước ngoài trong đó có châu Âu, Mỹ, châu Á, châu Phi, các nước A-rập v.v. Các hoạt động biểu diễn phong phú đã thể hiện rõ tình hình sôi động giao lưu văn hóa của Trung Quốc, tôi cho rằng đây là sự thay đổi lớn nhất trong 30 năm qua."
Có phương tiện truyền thông bình luận rằng, Trung Quốc đang trở thành một trong những khu vực có chương trình biểu diễn và giao dịch tác phẩm nghệ thuật nhiều nhất trên thế giới. Và ngày càng nhiều công ty và nghệ sĩ nước ngoài bắt đầu tham gia hoạt động kinh doanh văn hóa ở Trung Quốc.
Chị Li-sa Kli-phơ, người Mỹ 41 tuổi đến Trung Quốc vào năm 1991, ban đầu chị là một nhà báo tự do, sau đó chị đã chuyển ngành, đầu tư vào nghệ thuật hội họa và khắc nặn, mở hai cửa hàng bán tác phẩm nghệ thuật mang tên "OKO" tại khu SOHO ở đường Kiến Quốc Môn Ngoại—khu thương mại sầm uất nhất Bắc Kinh và Khu 798—khu nghệ thuật nổi tiếng nhất Bắc Kinh. Chị Li-sa am hiểu tình hình thị trường tác phẩm nghệ thuật Trung Quốc, tràn đầy lòng tin đối với sự phát triển của cửa hàng của chị. Chị nói:
"Tôi rất hứng thú về thị trường tác phẩm nghệ thuật của Trung Quốc. Sau khi đến Trung Quốc, tôi đã chứng kiến sự phát triển không ngừng của thị trường tác phẩm nghệ thuật của Trung Quốc. Cộng thêm, hiện nay Chính phủ Trung Quốc giữ thái độ mở cửa và bao dung đối với các nền văn hóa với bối cảnh khác nhau, làm cho tôi tràn đầy lòng tin đối với tương lai của cửa hàng. Nhất là sau khi Ô-lim-pích Bắc Kinh kết thúc, tôi tin rằng đây là cơ hội tốt nhất để mở rộng quy mô cửa hàng của tôi."
1 2 |