Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thuốc bổ khí: So sánh dược hiệu giữa Hoàng Kỳ với Nhân Sâm và Đảng Sâm
   2008-10-17 15:43:04    cri
Hoàng Kỳ: Vị cam, tính hơi ôn, quy kinh lạc tỳ và phổi. Hoàng Kỳ gồm sáu công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là kiện tỳ bổ trung, thích hợp dùng để chữa trị các chứng bệnh do tỳ khí và phổi khí suy yếu gây nên. Công hiệu thứ hai là thăng dương nâng cử sa lõm, thích hợp dùng để chữa trị các chứng bệnh như lòi rom do trung khí sa xuống lâu ngày gây nên, sa phủ tạng, các trường hợp này thường hay phối chế với Nhân Sâm,Thăng Ma và Sài Hồ. Công hiệu thứ ba của Hoàng Kỳ là ích vệ cố biểu với những triệu chứng ra mồ hôi trộm do khí hư gây nên, trường hợp này thường hay dùng chung với Bạch Thuật và Phòng Phong. Công hiệu thứ tư của Hoàng Kỳ là lợi nước tiểu, thích hợp chữa trị bệnh thủy thũng. Năm là thải độc mọc da non, thích hợp dùng để chữa trị chứng mụn nhọt khó vỡ hoặc bị mủ lâu ngày không lành do khí huyết suy yếu gây nên. Công hiệu thứ sáu của Hoàng Kỳ là bổ khí hành huyết, thích hợp chữa trị các chứng bệnh như đau tê, di chứng bị trúng phong, trường hợp này thường hay dùng chung với Đương Quy, Xuyên Khung và Địa Long.

Cách dùng và liều lượng: Dùng Hoàng Kỳ sắc nước uống, mỗi lần từ 9 đến 30 gam là vừa. Nếu như tẩm qua mật ong sẽ có thể tăng thêm tác dụng bổ trung ích khí.

Điều cần phải lưu ý là: Hoàng Kỳ bổ khí thăng dương, trợ hỏa, lại có thể cầm mồ hôi, cho nên các trường hợp biểu thực tà thịnh, khí tắc thấp ứ, không tiêu, âm hư dương vượng, lúc đầu mọc mụn hoặc sau khi ra mủ nhưng nhiệt độc vẫn nhiều v.v đều không nên sử dụng Hoàng Kỳ.

Cũng như Nhân Sâm, Hoàng Kỳ vị cam, tính hơi ôn, có công hiệu bổ khí tỳ và phổi, có thể ích khí bổ huyết, có thể tụ máu, sản sinh nước bọt giải khát. Nhân Sâm và Hoàng Kỳ đều thích hợp dùng để chữa trị các chứng bệnh như: Mệt nhừ, đuối sức, ăn ít, đi loãng do tỳ khí suy yếu, trung khí không đủ gây nên; hơi thở ngắn, hen xuyễn, lười nói, tiếng bé, ra mồ hôi trộm, mạch yếu; mặt xanh, đuối sức, choáng váng, tim đập nhanh v.v do khí huyết không đủ gây nên, đi loãng, băng huyết phụ nữ do khí hư, không đủ năng lực tụ máu cũng như hơi thở ngắn, khát nước do khí và hệ thống nước bọt bị phương hại gây nên. Điều khác nhau là dược hiệu của Nhân Sâm mạnh hơn, có công hiệu nổi bật về đại bổ nguyên khí, ích khí cứu nguy, có thể dùng để chữa trị trường hợp bệnh nhân bị ngất, khí hư, mạch yếu sắp bị đứt; bên cạnh đó, Hoàng Kỳ có công hiệu an thần tăng trí, ích khí trợ dương, cũng có thể dùng để chữa trị các chứng tim đập nhanh, mất ngủ, dễ quên, thận hư, liệt dương do khí huyết suy yếu gây nên.

Hoàng Kỳ là vị thuốc quan trọng bổ hư hộ chính, là vị thuốc lựa chọn đầu tiên trong chữa trị nội thương do cơ thể suy yếu, làm việc quá sức gây nên. Công hiệu bổ khí của Hoàng Kỳ không bằng Nhân Sâm, song tác dụng thăng dương tốt, là vị thuốc quan trọng dùng để bổ khí thăng dương, có công hiệu nổi bật về chữa trị các chứng bệnh đi loãng lâu ngày bị lòi rom, sa dạ con. Sa dạ dày v.v do chức năng tỳ suy yếu, trung khí tụt xuống gây nên. Ngoài ra còn có công hiệu lợi nước tiểu, chữa trị thủy thũng, mọc da non, bổ khí, phá ứ cũng như đau tê, bán thân bất toại do trúng phong gây nên.

Cũng như Đảng Sâm, Hoàng Kỳ vị cam, quy kinh lạc tỳ và phổi, có công hiệu bổ khí tỳ và khí phổi, bổ khí để sản sinh nước bọt, bổ khí sinh máu, Hoàng Kỳ và Đảng Sâm đều được coi là vị thuốc quan trọng về bổ ích trung khí, có thể chữa trị các chứng bệnh tỳ khí suy yếu, mệt mỏi, đuối sức, ăn ít, đi loãng do trung khí không đủ gây nên, bị ho, hen xuyễn, ra mồ hôi trộm, mạch yếu, khát nước, mặt xanh xao, tim đập nhanh, chóng mặt v.v do khí phổi suy yếu và thiếu máu gây nên. Điều khác nhau là Hoàng Kỳ có dược hiệu nổi bật về bổ khí thăng dương, là vị thuốc quan trọng dùng để chữa trị chứng phủ tạng bị sa xuống do khí hư gây nên; còn Đảng Sâm thì chỉ có công hiệu bổ ích khí tỳ, khí phổi và bổ máu.