Đảng Sâm: Vị cam, tính bình hòa, quy kinh lạc tì và phổi. Đảng Sâm gồm ba công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là bổ khí tì và bổ khí phổi, thích hợp chữa trị các chứng bệnh khí tì và khí phổi suy yếu. Hai là bổ máu, dùng để chữa trị chứng bệnh khí huyết đều suy yếu. Công hiệu thứ ba của Đảng Sâm là sản sinh chất dịch, dùng trong trường hợp khí và hệ thống chất dịch đều bị phương hại.
Cách dùng và liều lượng: Dùng Đảng Sâm sắc nước uống, mỗi lần từ 9 đến 30 gam.
Điều cần phải lưu ý là: Chứng nhiệt không nên dùng riêng Đảng Sâm. Đảng Sâm chống Lê Lư.
Thái Tử Sâm: Vị cam, tính hơi đắng, tính bình hòa, quy kinh lạc tì và phổi. Thái Tử Sâm gồm hai công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là sản sinh chất dịch nhuận phổi, thích hợp dùng để chữa trị chứng tỳ khí và phổi khí âm và hư. Công hiệu thứ hai của Thái Tử Sâm là bổ khí kiện tỳ, thích hợp chữa trị chứng tim đập nhanh, hư nhiệt, ra mồ hôi trộm do tâm khí âm và hư gây nên.
Cách dùng và liều lượng: Dùng Thái Tử Sâm sắc nước uống, mỗi lần từ 9 đến 30 gam.
Nhân Sâm, Đảng Sâm và Thái Tử Sâm đều vị cam, quy kinh lạc tỳ và phổi, đều có công hiệu bổ tỳ ích phổi, có nghĩa là bổ khí tỳ và khí phổi, sản sinh nước bọt giải khát, đều có thể dùng để chữa trị các chứng bệnh như : khí tỳ suy yếu, ăn ít, đi loãng v.v; bị ho do khí phổi suy yếu gây nên, hơi ngắn khó thở, tiếng nhỏ lười nói, ra mồ hôi trộm, mạch yếu, hơi ngắn khát nước bởi khí và hệ thống nước bọt bị phương hại v.v. Điều khác nhau là Nhân Sâm vị hơi cam, hơi đắng, tính ôn, quy kinh lạc tim, công hiệu bồi bổ mạnh, đặc biệt là tẩm bổ nguyên khí, là vị thuốc quan trọng về bồi bổ hộ chính cũng như chữa trị chứng suy yếu, nội thương do làm việc quá sức gây nên, các chứng khí, huyết, chất dịch không đủ đều có thể sử dụng Nhân Sâm. Trong lâm sàng hiện đại, Nhân Sâm chủ yếu dùng để cứu chữa trường hợp bị ngất hoặc ốm nặng lâu ngày sức khỏe suy yếu. T rường hợp chữa trị chứng nguy ngập như nguyên khí suy yếu nghiêm trọng dẫn đến bị ngất, hơi thở ngắn, tinh thần uể oải, mạch yếu như sắp bị đứt, bất cứ là mất máu rất nhiều, nôn mở nghiêm trọng hay là ốm lâu, chỉ cần dùng Nhân Sâm lượng lớn từ 15 đến 30 gam sắc nước uống, là có thể cứu vãn tính mạng. Nếu trường hợp đứt hơi kèm theo triệu chứng ra mồ hôi, tứ chi bị lạnh, dương khí suy yếu, có thể dùng chung với Phụ Tử để đạt hiệu quả ích khí, hồi dương, cứu vãn người bị ngất; nếu trường hợp đứt hơi kèm theo ra nhiều mồ hôi người ấm, khát nước, đòi uống đồ giải khát đông lạnh, khí và âm đều bị phương hại có thể phối chế với Mạch Đông, Ngũ Vị Tử để bổ khí dưỡng âm, cầm mồ hôi tránh bị thoát nước. Bên cạnh đó, Nhân Sâm còn có thể bổ khí tim, khí thận, an thần ích trí, cũng có thể dùng để chữa trị chức năng tim và khí suy yếu như tim đập nhanh, tức ngực, hơi ngắn, mạch yếu v.v; Trường hợp khí huyết không đủ hoặc chức năng tim và thận suy yếu, âm huyết không đủ dẫn đến mất ngủ, nằm mơ, dễ quên cũng như hơi ngắn, hen xuyễn, chức năng thận suy yếu, liệt dương do khí thận không đủ gây nên.
Ngoài ra, đối với chứng bệnh huyết hư, khí không nạp huyết, Nhân Sâm có thể ích khí sinh máu, ích khí ngưng tụ được máu; đối với trường hợp cơ thể suy yếu dẫn đến cảm gió hoặc tà thực, chính hư, Nhân Sâm có thể dùng chung với các vị thuốc giải biểu và tấn công vào bên trong cơ thể để hộ chính khử tà. Đảng Sâm vị cam, tính bình hòa, bổ khí tỳ và phổi, công hiệu sản sinh nước bọt giống như Nhân Sâm nhưng dịu hơn, là vị thuốc tốt về bổ trung ích khí, cũng là vị thuốc bổ máu. Thường hay dùng để chữa trị các trường hợp như khí tỳ và khí vị suy yếu, trung khí không đủ, khí phổi suy yếu, chức năng khí và hệ thống chất dịch bị phương hại, khí huyết suy yếu dẫn đến mặt xanh, choáng đầu, tim đập nhanh cũng như khí hư dẫn đến cảm gió. Nói chung trong bài thuốc bổ khí tỳ và khí phổi đều dùng Đảng Sâm thay cho Nhân Sâm để điều trị cho người bệnh nhẹ do khí tỳ và khí phổi suy yếu . Song Đảng Sâm không có công hiệu đại bổ nguyên khí và cứu nguy, cho nên trường hợp chữa trị nguyên khí suy yếu không thể dùng Đảng Sâm thay cho Nhân Sâm. Thái Tử Sâm tính bình hòa, hơi mát, công hiệu bổ ích khí tỳ và khí phổi không bằng Đảng Sâm, nhưng có cả chức năng dưỡng âm nhuận phổi, là vị thuốc thanh bổ trong các vị thuốc bổ khí. Thường hay dùng cho trường hợp chức năng khí và hệ thống chất dịch bị phương hại, khí và âm đều không đủ nhưng lại không thể ôn bổ.
Thái Tử Sâm và Nhân Sâm đều là vị thuốc bổ khí và bổ âm cho tỳ và phổi, có công hiệu sản sinh nước bọt giải khát. Điều khác nhau là, Tây Dương Sâm có công hiệu mạnh về bổ khí dưỡng âm, thanh hỏa sản sinh nước bọt, cho nên trường hợp khí và hệ hhống nước bọt cũng như khí và âm đều bị phương hại nhưng lại hỏa vượng nói chung dùng Tây Dương Sâm. Công hiệu bổ khí, dưỡng âm, thanh hỏa, sản sinh nước bọt của Thái Tử Sâm dịu hơn, vì thế trường hợp khí và hệ thống nước bọt bị phương hại, khí và âm có phần không đủ nhưng hỏa không vượng và trẻ em nói chung đều có thể sử dụng Thái Tử Sâm. |