Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thuốc thông tắc: Xạ Hương-Băng-phiến-Tô Hợp Hương-Thạch Xương Bồ
   2008-09-05 14:47:44    cri
Phàm là những thuốc vị cay, tỏa mùi thơm, lan tỏa nhanh, lấy dược hiệu thông tắc, làm cho đầu óc tỉnh táo, chữa trị các chứng ứ tắc và hôn mê đều được coi là thuốc thông tắc, với tính năng và công hiệu thông tắc, làm tỉnh táo đầu óc và hồi phục tinh thần.

Xạ Hương: Vị cay, tính ôn, quy kinh lạc tim và tỳ, gồm ba công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là thông tắc làm cho đầu óc tỉnh táo, thích hợp chữa trị chứng hôn mê do bị ứ tắc gây nên. Trường hợp chữa trị chứng hàn tắc thường hay dùng chung với Ngưu Hoàng, Băng Phiến, Chu Sa, trường hợp chữa trị chứng nhiệt tắc nói chung phối chế với các vị thuốc Tô Hợp Hương, Đàn Hương và An Tức Hương. Công hiệu thứ hai là tiêu sưng tấy giảm đau: Thích hợp chữa trị các chứng viêm loét, mụn độc, viêm lim phô nách và cổ, đờm hạch, viêm cổ họng, đau cổ họng. Công hiệu thứ ba của Xạ Hương là hoạt huyết thông kinh; Thích hợp chữa trị những chứng bệnh như tắc kinh do ứ máu gây nên, cục trong bụng, đau bụng dữ dội, đau đầu, té ngã chấn thương, phong hàn, tê thấp, khó đẻ, thai nhi chết lưu, sót nhau v.v

Cách dùng và liều lượng: Dùng Xạ Hương làm thành dạng viên và dạng bột, mỗi lần từ 0,03-0,1 gam. Trường hợp dùng ngoài da nên dùng với lượng vừa phải. Không nên sắc.

Điều cần phải lưu ý là: Phụ nữ có thai cấm dùng.

Băng Phiến: Vị cay, vị đắng, tính hơi hàn, quy kinh lạc tim, tỳ và phổi, gồm có hai công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là thông tắc làm tỉnh táo đầu óc, với các triệu chứng như hôn mê do bị ứ tắc gây nên, trường hợp này thường hay dùng chung với xạ hương, Ngưu Hoàng và Tô Hợp Hương. Công hiệu thứ hai là thanh nhiệt giảm đau, thích hợp chữa trị các triệu chứng như mắt đỏ, mắt sưng, mắt đau, viêm cổ họng, đau cổ họng, viêm loét mồm, mụn nhọt sưng tấy lâu ngày không lành, bỏng nước, bỏng lửa, động mạch vành, đau thắt cơ tim và đau răng.

1 2