Nghe Online
Tiêu Hà và Tào Tham trước đây đều làm quan lại ở huyện Bái, cùng theo Hán Cao Tổ khởi binh. Tào Tham là nguyên huân dựng nước Tây Hán, chiến công hiển hách, thương tích đầy mình, nên có khá đông người tỏ ra rất bất bình trước việc cấp bậc ông còn thấp hơn Tiêu Hà, từ đó dẫn đến mối quan hệ giữa hai người ngày một lạnh nhạt, nhưng Tiệu Hà biết rất rõ Tào Tham là một nhân tài trị nước, nên vẫn đề cử với Hán Huệ Đế cho Tào Tham sang nước Tề làm tướng quốc.
Sau khi đến nước Tề, Tào Tham bèn lập tức triệu tập các trưởng giả và một số phần tử tri thức có tài cán ở địa phương lại, khiêm tốn hỏi ý kiến họ nên làm thế nào quản lý tốt nhân dân và xây dựng nhà nước đã bị chiến tranh tàn phá. Do số người này đông tới mấy trăm người, mà mỗi người đều trình bày theo nhận thức riêng của mình, nên các biện pháp được nêu ra cũng rất khác nhau, khiến Tào Tham cảm thấy rất lúng túng, chưa biết nên bắt đầu từ đâu.
Giữa lúc đó, có một người mách với ông rằng, ở ngoại ô phía tây có một người tên là Cái Công rất giỏi về nghiên cứu học thuyết "Vô vi nhi trị", rất có tài trị nước. Tào Tham nghe xong bèn lập tức cử người đem theo nhiều lễ vật đi mời Cái Công đến. Khi Cái Công đến nơi,Tào Tham kính cẩn hành lễ, thỉnh giáo đạo trị thế yên dân. Cái Công thấy Tào Tham thật lòng như vậy, bèn kiến nghị áp dụng biện pháp "Thanh tĩnh vô vi" để quản lý nước Tề lúc bấy giờ.
Cái Công nói: "Chỉ cần quan trên thanh tĩnh, không sinh sự, không nhiễu dân, thì dân chúng tự nhiên sẽ sinh sống yên ổn. Chỉ có như vậy, kinh tế xã hội mới được khôi phục và phát triển, mới quản lý tốt được nhà nước". Tào Tham nghe xong vô cùng mừng rỡ, bèn lưu Cái Công ở lại nước Tề, để tiện khi hỏi mưu kế trị nước.
Hán Huệ Đế lên ngôi được hai năm thì Tiêu Hà lâm bệnh nặng, ông lại lần nữa tiến cử Tào Tham đến thay mình đảm nhiệm chức vụ thừa tướng. Tào Tham được điều đến triều đình vẫn duy trì tác phong như trước, vô vi nhi trị.
1 2 |