Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thuốc trừ gió trị co giật: Chân Châu-Câu Đằng-Thiên Ma
   2008-07-11 15:43:29    CRIonline

Các vị thuốc trừ gió trị co giật đều quy kinh lạc gan, công hiệu chủ yếu là nhằm loại trừ gió thâm nhập vào gan và trị co giật, thích hợp dùng để chữa trị các chứng bệnh như đột quỵ, cổ cứng, tứ chi co giật do cảm gió trong trường hợp con người cực nhiệt và bị sốt, dương khí gan cảm gió, huyết hư sinh gió v.v gây nên cũng như bệnh động kinh và co giật bởi dương khí gan cảm gió sinh ra đờm, đờm nhiệt tấn công phần trên cơ thể gây nên, hoặc chứng co giật, bệnh uốn ván vì gió độc thâm nhập bên trong cơ thể gây nên v.v.

Chân Châu

Chân Châu: Vị cam,vị mặn, tính hàn, quy kinh lạc tim và gan. Chân Châu gồm bốn công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là an thần hết hoảng sợ, thích hợp chữa trị các chứng tâm thần bất định, tim đập nhanh, mất ngủ, sợ gió, bệnh động kinh. Công hiệu thứ hai của Chân Châu là sáng mắt tiêu mắt hột, dùng để chữa trị chứng mắt đỏ, mắt hột, nhìn không rõ. Công hiệu thứ ba của Chân Châu là giải độc mọc da non, thích hợp chữa trị các chứng viêm loét mồm lưỡi, mụn độc, viêm loét lâu ngày không lành. Công hiệu thứ tư của Chân Châu là dưỡng da đẹp da, chữa trị tàn hương, tàn nhang v.v.

Câu Đằng

Câu Đằng: Vị cam, tính mát, quy kinh lạc gan và tim, gồm 4 công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là thanh nhiệt mát gan với các triệu chứng như: Đau đầu, chóng mặt chẳng hạn, trường hợp này thường phối chế với Thiên Ma, Thạch Quyết Minh và Hoài Ngưu Thất. Công hiệu thứ hai của Câu Đằng là trừ gió hết hoảng sợ, thích hợp chữa trị chứng gió gan thâm nhập bên trong, sợ hãi, động kinh, co giật, trường hợp này thường dùng chung với sừng Linh Dương. Công hiệu thứ ba của Câu Đằng là thanh nhiệt khử tà, dùng để chữa trị các chứng bệnh như: Cảm gió nóng dẫn đến đau đầu, mắt đỏ cũng như phát ban hay là ban không mọc ra được. Công hiệu thứ tư của Câu Đằng là mát gan hết hoảng sợ, chủ yếu chữa trị chứng trẻ em khóc đêm.

Cách dùng và liều lượng: Dùng Câu Đằng sắc nước uống, mỗi lần từ 3-12 gam; sắc sau các vị thuốc khác.

Thiên Ma

Thiên Ma: Vị cam, tính bình hòa, quy kinh lạc gan, gồm ba công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là trừ gió trị co giật, thích hợp chữa trị chứng bệnh vì gió thâm nhập vào gan dẫn đến co giật, bệnh động kinh. Công hiệu thứ hai của Thiên Ma là điều tiết dương khí gan với các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu. Trường hợp chữa trị dương khí gan tăng năng nói chung cần phải phối chế với Câu Đằng, Thạch Quyết Minh và Ngưu Hoàng; trường hợp chữa trị đờm gió chạy ngược lên phần trên cơ thể thường hay dùng chung với Bán Hạ, Phục Linh và Bạch Thuật. Công hiệu thứ ba của Thiên Ma là trừ gió thông kinh lạc, trường hợp xuất hiện triệu chứng tứ chi bị tê, tay chân cư động không linh hoạt, phong thấp, tê thấp v.v đều có thể sử dụng Thiên Ma.

Cách dùng và liều lượng: Dùng Thiên Ma sắc nước uống, mỗi lần từ 3 đến 9 gam là vừa. Cũng có thể nghiền Thiên Ma thành dạng bột pha nước uống, mỗi lần từ 1-1,5 gam là vừa.