Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thuốc trị ho và chữa hen xuyễn: Tang Bạch Bì-Đình Lệ
   2008-03-07 15:28:23    CRIonline
Thuốc trị ho và chữa hen xuyễn chủ yếu quy kinh lạc phổi, gồm những thuốc có vị cay, vị đắng hoặc vị cam, lần lượt với tính ôn hoặc tính hàn, do vị thuốc và tính thuốc khác nhau, trong thuốc trị ho chữa hen xuyễn có cả thuốc nhuận và thuốc nhiệt, do đó công hiệu trị ho chữa hen xuyễn cũng khác nhau, thí dụ như có thuốc tuyên phổi, thanh phổi, nhuận phổi, giáng khí phổi, thuốc làm dịu các chứng bệnh phổi, thuốc tiêu đờm v.v. Trong đó có thuốc trị ho, có thuốc chữa hen xuyễn, có thuốc thì có cả công hiệu trị ho và chữa hen xuyễn.

Tuy loại thuốc này chủ yếu trị ho và chữa hen xuyễn, nhưng chứng ho và hen xuyễn hết sức phức tạp, có trường hợp là do cảm gió gây nên, có trường hợp thì do các chứng hàn nhiệt hư thực gây nên, cho nên trong lâm sàng cần phải chẩn đoán rõ tác nhân, căn cứ nguyên nhân của chứng ho và hen xuyễn sử dụng thuốc cho thích hợp, chứng nào thuốc ấy, đồng thời cần phải phối chế với các vị thuốc tương ứng, chứ không nên sử dụng thuốc trị ho và chữa hen xuyễn một cách đơn giản và giáo điều.

Tang Bạch Bì

Tang Bạch Bì: Vị cam, tính hàn, quy kinh lạc phổi, gồm ba công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là tiết hỏa trong phổi làm dịu chứng hen xuyễn, thích hợp chữa trị chứng phổi bị nhiệt dẫn đến bị ho và hen xuyễn, trường hợp này thường dùng chung với Cốt Bì . Công hiệu thứ hai là lợi nước tiêu tê phù, thích hợp dùng để chữa trị chứng thủy thũng. Trường hợp chữa trị chứng dương thủy thường hay phối chế với Phục Linh Bì, Đại Phúc Bì và Trần Bì. Ba là mát gan cầm máu, thích hợp dùng để chữa trị các chứng như chảy máu cam, khạc ra máu, cao huyết áp bởi dương khí gan và gan hỏa khá vượng gây nên.

Cách dùng và liều lượng: Dùng Tang Bạch Bì sắc nước uống, mỗi lần từ 5 đến 15 gam, trường hợp tiết hỏa gan, lợi nước và mát gan thanh hỏa nên dùng Tang Bạch Bì tươi; trường hợp phổi hư dẫn dến ho và hen xuyễn nên dùng mật ong tẩm qua mới dùng.

Tang Bạch Bì

Đình Lệ Tử: Vị đắng, cay, tính đại hàn, quy kinh lạc phổi và bàng quang. Đình Lệ Tử gồm hai công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là tiết hỏa trong phổi làm dịu chứng hen xuyễn với các triệu chứng như đờm loãng nghiêm trọng dẫn đến hen xuyễn, không thể nằm ngửa, trường hợp này thường dùng chung với Đại Táo tức táo đỏ Trung Quốc. Công hiệu thứ hai là lợi nước tiêu tê phù, thích hợp chữa trị các chứng thủy thũng, đờm không lên xuống được, nước ứ trong ngực và trong bụng, tiểu tiện không thông, các trường hợp này thường phối chế với Phòng Kỷ, Tiêu Mục và Đại Hoàng.

Cách dùng và liều lượng: Dùng Đình Lệ Tử sắc nước uống, mỗi lần từ 5 đến 10 gam; trường hợp nghiền thành bột thì mỗi lần từ 3 đến 6 gam là vừa.

Nói tóm lại, Tang Bạch Bì và Đình Lệ Tử đều tính hàn, quy kinh lạc phổi, đều có thể tiết hỏa trong phổi làm dịu chứng hen xuyễn, lợi nước tiêu tê phù. Hai vị thuốc này đều có công hiệu tiết phổi và hành thủy, đều có thể trị ho chữa hen xuyễn, thủy thũng, tiểu tiện không thông. Điều khác nhau là Tang Bạch Bì vị cam tính hàn, dược hiệu mạnh về tiết hỏa trong phổi, bên cạnh đó có thể hành thủy trong phổi để đạt mục đích làm dịu chứng hen xuyễn, chủ yếu chữa trị phổi nhiệt dẫn đến ho và hen xuyễn, đờm đặc mầu vàng, còn công hiệu lợi nước chữa trị thủy thũng có phần dịu hơn, nói chung chủ yếu dùng để chữa trị chứng dương thủy tức là hành thủy dưới da v.v. Ngoài ra, Tang Bạch Bì cũng có công hiệu cầm máu, mát gan, hạ huyết áp, có thể dùng để chữa trị các chứng bệnh như chảy máu cam, khạc ra máu, dương khí và gan hỏa vượng dẫn đến cao huyết áp. Đình Lệ Tử vị cay, vị đắng, tính đại hàn, đặc biệt dùng để tiêu nước trong phổi để đạt mục đích trị ho làm dịu chứng hen xuyễn, đồng thời còn có dược hiệu thông đại tiện, chủ yếu chữa trị hiện tượng đờm loãng nghiêm trọng, dẫn đến ho và hen xuyễn, khiến bệnh nhân không thể nằm ngửa, tiểu tiện và đại tiện không thông. Bên cạnh đó, dượu hiệu lợi nước tiêu thủy thũng khá mạnh, cho nên thường hay dùng để chữa trị chứng nước ứ trong ngực và trong bụng dẫn đến thủy thũng.