Tử Uyển: Vị đắng, cay, cam, tính hơi ôn, chủ yếu quy kinh lạc phổi, gồm hai công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là nhuận phổi tiêu đờm trị ho, thích hợp chứng ho có đờm, trường hợp này thường hay phối chế với Khoản Đông Hoa. Hai là tuyên phổi thông khí, thích hợp chữa trị các chứng ngạt phổi, tức ngực, tiểu tiện không thông vv.
Cách dùng và liều lượng: Dùng Tử Uyển sắc nước uống, mỗi lần từ 5 đến 10 gam, trường hợp cảm gió dẫn đến ho nên dùng Tử Uyển tươi, còn trường hợp phổi hư bị ho lâu ngày thì nên sao với mật ong mới dùng.
Khoản Đông Hoa: Vị cay, hơi đắng, tính ôn, chủ yếu quy kinh lạc phổi, gồm hai công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là nhuận phổi hạ khí, hai là trị ho tiêu đờm với triệu chứng ho là chính, bất luận là chứng hàn, nhiệt, hư, thật đều có thể dùng, nhưng thường hay phối chế với Tử Uyển.
Cách dùng và liều lượng: Dùng Khoản Đông Hoa sắc nước uống, mỗi lần từ 5 đến 10 gam, Cảm gió dẫn đến bị ho nghiêm trọng dùng Khoản Đông Hoa tươi, nội thương dẫn đến ho lâu ngày nên sao qua mới dùng.
Bách Bộ, Tử Uyển và Khoản Đông Hoa đều có dược tính hơi ôn, ôn nhuận nhưng không nóng, có công hiệu nổi bật về nhuận phổi hạ khí trị ho. Đối với chứng ho, bất kể là mới bị ho, hay là đã ho lâu ngày, bất kể cảm gió hay là nội thương, bất luận là hàn nhiệt hay là hư thật đều có thể dùng chung với các vị thuốc khác. Đặc biệt thích hợp chữa trị các chứng phổi hư dẫn đến bị ho lâu ngày, phổi hàn dẫn đến ho, âm hư, lao động quá sức dẫn đến ho. Trong lâm sàng ba vị thuốc này thường hay phối chế với nhau để tăng cường dược hiệu. Điều khác nhau là, Bách Bộ và Khoản Đông Hoa có công hiệu nổi bật về trị ho, trong khi đó Khoản Đông Hoa lại có công hiệu tiêu đờm. Tử Uyển thì có công hiệu nổi bật về tiêu đờm. Ngoài ra, Bách Bộ cũng có thể sát trùng diệt rận, dùng để chữa trị các chứng như trùng roi âm đạo, giun kim, chấy, ghẻ lở vv. 1 2 |