Phần lớn thuốc thanh nhiệt tiêu đờm đều thuộc tính hàn và tính mát, có công hiệu thanh nhiệt tiêu đờm, trong đó có một số thuốc mang dược hiệu thấm nhuận, một số thuốc thì vị mặn, có công hiệu làm mềm và tan hạch. Thuốc thanh nhiệt tiêu đờm chủ yếu chữa trị chứng đờm do nhiệt gây nên, thí dụ như bị ho, hen xuyễn, đờm đặc mầu vàng; nếu đờm đặc không thể khạc ra, mồm khô, lưỡi khô, nên sử dụng thuốc tiêu đờm mang tính chất nhuận phổi; các chứng bệnh như đờm nhiệt, động kinh, trúng phong v.v cũng có thể dùng thuốc thanh nhiệt tiêu đờm. Thuốc thanh nhiệt tiêu đờm thuộc dược hiệu tính hàn, tính mát và nhuận phổi, vì vậy không nên dùng để chữa trị chứng có đờm bởi hàn khí và thấp gây nên.
Hải Tảo: Vị mặn, tính hàn, quy kinh lạc gan và thận, gồm hai công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là tiêu đờm, làm mềm cục cứng và hạch cứng, thích hợp chữa trị chứng bướu cổ, viêm hạch lim phô cổ và nách, sưng tinh hoàn, trường hợp này thường phối chế với Côn Bố và Bối Mẫu. Công hiệu thứ hai của Hải Tảo là lợi nước tiêu sưng tấy, loãng đờm, thủy thũng.
Cách dùng và liều lượng: Dùng Hải Tảo sắc nước uống, mỗi lần từ 10-15 gam.
Điều cần phải lưu ý là: Quan niệm truyền thống cho rằng Hải Tảo khắc với Cam Thảo.
Côn Bố: Vị mặn, tính hàn, quy kinh lạc gan và thận, gồm có hai công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là tiêu đờm làm mềm cục cứng và hạch cứng, thích hợp dùng để chữa trị chứng bướu cổ, viêm hạch lim-phô cổ và nách, sưng tinh hoàn, nói chung dùng chung với Hải Tảo. Công hiệu thứ hai của Côn Bố là lợi nước tiêu sưng tấy, loãng đờm, thủy thũng.
Cách dùng và liều lượng: Dùng Côn Bố sắc nước uống, mỗi lần từ 6-12 gam.
1 2 |