Thuốc phá huyết tiêu tích tan hạch phần lớn vị đắng hơi mặn, trong đó phần lớn là thuốc côn trùng, chủ yếu quy kinh lạc gan và nhập huyết. Tính thuốc rất mạnh, tẩu nhi bất thủ, có thể phá huyết tiêu ứ, tiêu tích tan hạch, chủ yếu chữa trị chứng tích tụ thành hạch thành cục bởi huyết trệ lâu ngày và nghiêm trọng gây nên. Cũng có thể dùng để chữa trị các chứng tắc kinh do huyết trệ gây nên, đau sưng tấy, tê liệt v.v.
Nga Thuật: Vị cay, đắng, tính ôn, quy kinh lạc gan và tì, gồm có ba công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là phá huyết hành khí, thích hợp chữa trị chứng hạch, cục, chứng tắc kinh, đau tim, đau bụng bởi huyết trệ khí không thông gây nên, các trường hợp này thường hay dùng chung với Tam Lăng. Công hiệu thứ hai của Nga Thuật là tiêu tích giảm đau, dùng để chữa trị chứng trướng bụng, đau bụng do ăn không tiêu gây nên. Công hiệu thứ ba của Nga Thuật là phá ứ giảm sưng, chủ yếu dùng trong trường hợp té ngã, chấn thương, sưng tấy.
Cách dùng và liều lượng: Dùng Nga Thuật sắc nước uống, mỗi lần từ 3-15 gam. Tẩm qua dấm mới dùng có thể tăng cường tác dụng phá ứ giảm đau. Dùng ngoài da nên dùng với lượng vừa phải.
Điều cần phải lưu ý là: Phụ nữ có thai và lượng kinh nguyệt quá nhiều kiêng dùng.
Tam Lăng: Vị cay, đắng, tính bình hòa, quy kinh lạc gan và tì. Tam Lăng gồm có ba công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là phá huyết hành khí, thích hợp dùng để chữa trị chứng kết thành hạch thành cục, tắc kinh, đau tim, đau bụng bởi khí huyết trì trệ gây nên, các trường hợp này thường hay dùng chung với Nga Thuật. Công hiệu thứ hai của Tam Lăng là tiêu tích giảm đau, dùng trong trường hợp trướng bụng, đau bụng bởi ăn không tiêu gây nên.
Cách dùng và liều lượng: Dùng Tam Lăng sắc nước uống, mỗi lần từ 3 đến 10 gam. Tẩm qua dấm mới dùng có thể tăng thêm tác dụng phá ứ giảm đau.
Điều cần phải lưu ý là: Phụ nữ có thai và lượng kinh nguyệt quá nhiều kiêng dùng.
Tam Lăng và Nga Thuật đều vị cay đắng, tính tản tiết, là vị thuốc phá ứ tan hạch, có thể phá huyết hành khí, tiêu tích giảm đau. Bên cạnh đó có thể dùng để chữa trị chứng hạch,cục, chứng tắc kinh, đau bụng khi hành kinh bởi khí huyết ứ trệ gây nên cùng chứng té ngã, chấn thương, đau sưng tấy, không tiêu, đau bụng, trướng bụng v.v. Nga Thuật và Tam Lăng thường hay dùng chung với nhau trong lâm sàng. Điều khác nhau là, Tam Lăng tính bình hòa, có dược hiệu nổi bật về phá huyết, công hiệu phá huyết khử ứ khá mạnh. Nga Thuật tính ôn với dược hiệu nổi bật về hành khí, công hiệu phá huyết, tiêu tích tan hạch khá mạnh. |