Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
Những mẩu chuyện thú vị về chó nhân dịp năm cầm tinh con chó
   2006-01-30 17:16:34    cri

Nguyễn Thanh: Rất nhiều câu truyện huyền thoại cổ xưa của Trung Quốc cho rằng, loài người nắm được kiến thức trồng lúa là nhờ vào công lao của chó, chính là do chó đưa giống lúa từ trên trời xuống, và đã nuôi sống loài người. Cho nên, hàng năm cứ mùa thu hoạch, nồi cơm đầu tiên phải nhường cho chó ăn trước.

Hải Vân: Trong thần thoại của dân tộc Hán, "Cẩu kim lâu" là một trong 28 vì sao trên trời. Trong truyện Tây Du Ký có kể rằng, khi Tôn Ngộ Không biết được 72 phép biến hoá đã đại náo thiên cung, không ai ngăn cản nổi, cuối cùng bị chiếc vòng kim cương của Thái thượng lão quân đánh bại, rồi bị con chó Hao Thiên của Dương Nhị Lang cắn vào bắp chân rồi mới bị bắt.

Nguyễn Thanh: Những chuyện thần thoại về con chó thần của các dân tộc thiểu số miền tây nam Trung Quốc cũng rất phong phú. Chẳng hạn như thần thoại của dân tộc Na-si kể rằng, trong thời kỳ khai thiên lập địa, trên trời có 9 mặt trời, 10 mặt trăng, lúc nóng thì cực nóng, lúc lạnh thì cực lạnh, khiến muôn vật trên trái đất đều không thể sinh trưởng. Thấy thế, thiên thần dùng đất nặn ra 6 con chó đất trắng và 3 con gà đất đen. Khi chó suả, chín mặt trời bèn hợp nhất thành một mặt trời chiếu xuống mặt đất; khi gà cất tiếng gáy, 10 mặt trăng hợp nhất thành một mặt trăng soi sáng cho mặt đất, nhờ đó, muôn vật mới được sinh sôi nảy nở.

Hải Vân: Xem ra, trong các truyện thần thoại, bản lĩnh và công lao của chó thật là thần kỳ và phi thường. Dưới đây, mời các bạn thưởng thức một bài hát mang tựa đề Trên Mặt trăng do Phượng hoàng truyền kỳ thể hiện.

Nguyễn Thanh: Các bạn vừa thưởng thức bài hát dân ca mang màu sắc nhạc Rốc, dưới đây chúng tôi xin tiếp tục câu chuyện về chó.

Hải Vân: Trong truyện cổ tích của Thủy tổ dân tộc Dao kể rằng, vua Nam Việt bị kẻ địch bắt, mẹ vua ra lệnh nếu ai cứu được vua thì sẽ gả công chúa cho người đó. Con chó mang tên "Bàn Hồ" của nhà vua Nam Việt rút cuộc đã cứu được vua. Thế hệ sau của "Bàn Hồ" tức là cộng đồng dân tộc Dao và đều họ Bàn đều coi chó là Tô-tem.

Nguyễn Thanh: Các dân tộc Choang, Mèo, Động, Thủy, Ha-ni, Cảnh-pha v.v cũng có những mẩu chuyện hết sức hấp dẫn: thời xa xưa, trên trời có thóc giống nhưng không cho trần gian, vì thế, người ta phái con chó 9 đuôi lên trời lấy thóc giống. Đuôi của con chó 9 đuôi chạm phải thóc giống bèn dính chặt vào nhau. Thần trời đuổi bắt suốt cả chặng đường, lần lượt chặt đứt 8 đuôi của con chó, nhưng con chó cuối cùng đã chạy ra khỏi cổng trời, và mang những hạt thóc giống dính trên đuôi trở về trần gian. Từ đó, đồng bào các dân tộc thiểu số nói trên đã có "tết thưởng thức gạo mới", "tết gạo chó" v.v, mỗi khi đến mùa thu hoạch, trước tiên phải cho chó ăn gạo mới để bày tỏ tấm lòng cảm ơn chó. 

Hải Vân: Được biết, một số dân tộc thiểu số Trung Quốc như: Mèo, Dao, Xá v.v. vẫn còn giữ phong tục sùng bái con chó. Thí dụ như dân tộc Mèo ở miền tây tỉnh Hồ Nam cấm ăn thịt chó, dân tộc Xơ ở tỉnh Phúc Kiến phải treo bức ảnh đầu chó trên tường trong đêm giao thừa, cả nhà lần lượt cắn một cái xương lợn trong miệng, mô phỏng con chó bò một vòng quanh chiếc bàn ăn, và khấn vái trước bức ảnh đầu chó, rồi ca hát.

Nguyễn Thanh: Dân tộc Mãn cũng là một dân tộc tôn kính và yêu thích chó. Họ thường nuôi chó rất tận tình, không bao giờ giết chó, ăn thịt chó, thậm chí không đội mũ, không dùng chăn làm bằng da chó.

1  2  3