Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Điện ảnh Trung Quốc đi ra thế giới
   2005-12-30 15:54:05    cri

Điện ảnh của Trương Nghệ Mưu thể hiện bề dày văn hóa dân tộc Trung Hoa, đầy tình cảm nồng nhiệt và cá tính. Do trước kia là người quay phim, cho nên phim của Trương Nghệ Mưu luôn theo đuổi hình ảnh đẹp đẽ. Ông nói:

"Về mặt biểu hiện, nhất là về hình thức, tôi tận khả năng để cho hình ảnh đẹp nhất, bày tỏ những điều mang tình cảm nhiệt liệt, nóng bỏng và thể hiện cá tính."

Ngoài Trương Nghệ Mưu ra, Trần Khải Ca cũng là đạo diễn thế hệ 5. Năm 1993, Trần Khải Ca quay bộ phim "Bá Vương Biệt Cơ", kể lại câu chuyện về những diễn viên Kinh Kịch bằng phương thức kể chuyện, bộ phim này có khí thế rộng lớn, tình tiết trắc trở, hình ảnh đẹp đẽ. Cùng năm, bộ phim này được trao Giải Cành cọ vàng Pháp, đây là lần đầu tiên phim Trung Quốc đoạt giải thưởng lớn này.

Phim chưởng là phim Trung Quốc sớm nhất đi ra thế giới. Mấy năm gần đây, phim chưởng Trung Quốc đã thực hiện một số bước đột phá so với phim chưởng truyền thống, gây ảnh hưởng trên trường quốc tế.

Năm 2002, đạo diễn Trương Nghệ Mưu quay phim chưởng "Người hùng"; năm 2004, Trương Nghệ Mưu quay phim "Thập diện mai phục". Khi công chiếu tại các rạp chiếu bóng nước ngoài, hai bộ phim này lập kỷ lục phim Trung Quốc ăn khách nhất chưa từng có ở hải ngoại. Tháng 10 năm 2004, ngày đầu tiên công chiếu, bộ phim "Người hùng" trở thành bộ phim ăn khách nhất cùng ngày với doanh thu bán vé đạt 8,6 triệu đô-la Mỹ, và giữ vững ngôi vị số 1 về doanh thu bán vé ở khu vực Bắc Mỹ trong hai tuần liền.

Bên cạnh đó, phim Trung Quốc cũng nhận được sự yêu thích của khán giả châu Á, ở Nhật nước láng giềng của Trung Quốc, bộ phim "Ấm áp" của đạo diễn Hoắc Kiến Khởi làm cho khán giả xúc động bằng nhân tính và tình cảm, và được trao Giải Kỳ Lân vàng của Liên hoan phim quốc tế Tô-ky-ô Nhật lần thứ 16. Bộ phim "Núi, người và chó" của đạo diễn Hoắc Kiến Khởi cũng gây nên sự đồng cảm mạnh mẽ của khán giả Nhật. Đề cập tới bộ phim này, đạo diễn Hoắc Kiến Khởi nói:

"Quan hệ gia đình và quan hệ cha con thể hiện trong bộ phim 'Núi, người và chó' tồn tại trong khắp xã hội, không chỉ ở Nhật, mà còn tồn tại ở khắp mọi nơi có con người sinh sống. Một bạn Nhật mang đĩa phim đến Trung Quốc để xin chữ ký của tôi, anh ta rưng rưng nước mắt nói rằng anh ta thật xúc động."

Mấy năm qua, đạo diễn thế hệ 6 Trung Quốc bắt đầu gây nên sự chú ý của giới điện ảnh quốc tế. Những đạo diễn thế hệ này ra đời vào thập niên 60 thế kỷ trước, tiếp nhận giáo dục nghệ thuật hệ chính quy, tác phẩm của họ phần lớn phản ánh sự thay đổi của xã hội Trung Quốc, cũng như tình cảm buồn phiền và trăn trở của người dân bình thường, về hình thức biểu diễn, phim của họ tự do hơn và đa dạng hơn. Hai năm qua, phim của họ nhiều lần đoạt giải trong các Liên hoan phim nước ngoài. Năm 2005, phim "Thanh Hồng" của đạo diễn Vương Tiểu Soái được trao Giải Ban giám khảo của Liên hoan phim Can; bộ phim "Hoa Hướng Dương" của đạo diễn Trương Dương được trao Giải Đạo diễn xuất sắc nhất trong Liên hoan phim Xanh Sê-ba-xti-an Tây Ban Nha. Cách đây không lâu, bộ phim "Hai chúng tôi" của nữ đạo diễn Mã Lệ Văn được trao Giải đạo diễn xuất sắc nhất và Giải nữ đạo diễn xuất sắc nhất trong Liên hoan phim quốc tế Tô-ky-ô.


1  2