Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Hàng nông sản Trung Quốc chia tay với kiểu "buôn gánh bán bưng", bước vào thời kỳ trả chậm
   2009-10-09 16:15:36    cri
Phóng viên Tân Hoa xã gần đây lấy tin từ Thị trường giao dịch hàng hoá Trịnh Châu được biết, hàng nông sản lớn của Trung Quốc đã chia tay với phương thức kinh doanh cũ mua bán đơn thuần theo kiểu "buôn gánh bán bưng" mua đứt bán đoạn đã kéo dài hàng nghìn năm, thay vào đó là hệ thống thị trường giao dịch hàng nông sản theo phương thức thanh toán trả chậm mới mẻ với đủ các loại sản phẩm, định hướng cho việc điều chỉnh kết cấu trồng trọt của nông dân, giải quyết hữu hiệu vấn đề nan giải trong lịch sử về "bán hàng khó", giá hàng nông sản không ổn định và phương hại đến tính tích cực trồng lương thực của nông dân do giá lương thực bấp bênh.

Phó Tổng Giám đốc Thị trường giao dịch hàng hoá Trịnh Châu, Trương Bang Huy cho biết, Thị trường giao dịch hàng hóa Trịnh Châu là thị trường đầu tiên của Trung Quốc về giao dịch hàng nông sản trả chậm, nhiều năm qua, thị trường này đã thông qua hơn 10 hệ thống thông tin đưa ra thông tin về giá cả hàng nông sản của Trung Quốc ở Trung Quốc và nước ngoài. "Giá cả Trịnh Châu" đã trở thành cửa sổ quan trọng mà Trung Quốc và nước ngoài theo dõi tình hình cung cầu của thị trường hàng nông sản Trung Quốc, nâng hiệu suất cho định giá hàng nông sản Trung Quốc.

Nông dân phân tích tình hình thị trường và thương lượng giá cả với nhà thu mua bằng giá trả chậm của Trịnh Châu. Theo thống kê chưa đầy đủ, năm 2008, thu nhập tiêu thụ hạt giống rau Trung Quốc đã tăng 20 tỷ Nhân dân tệ so với năm 2007.

Năm 2008, do tác động của khủng hoảng tài chính, việc xuất khẩu của hàng dệt may Trung Quốc gặp trắc trở, điều này khiến nhu cầu bông giảm nghiêm trọng, thị trường bông trả chậm đã phản ánh kịp thời xu thế phát triển của giá cả trên thị trường, giúp các doanh nghiệp dệt may nắm được tình hình, thay "đua nhau mua bông" thành "qua đơn đặt hàng để ổn định nguồn hàng", dựa vào thị trường trả chậm để tránh rủi ro và đảm bảo lợi nhuận.

Phóng viên từ một số tỉnh nông nghiệp Trung Quốc được biết, dựa vào ưu thế kinh doanh trên thị trường trả ngay và trả chậm, mở rộng phương thức thu mua hàng nông sản của nông dân tới nhiều hình thức như dự trữ lương thực cho nông dân, dự trữ lương thực vẫn giữ nguyên, đặt hàng vẫn giữ nguyên giá, v.v, nông dân có thể tự lựa chọn phương thức như sau: một, dự trữ lương thực tại công ty, sau này thanh toán theo giá cả lý tưởng hơn; hai, bán lương thực thanh toán bằng tiền mặt; ba, những nông hộ đã ký hợp đồng với công ty, có thể dự trữ lương thực tại công ty, tháng 9, thanh toán với giá cao nhất trên thị trường trong 4 tháng trước, đảm bảo nông dân có thể được hưởng lợi ích vì lương thực tăng giá.

Phó Giám đốc Sở Nghiên cứu kinh tế thị trường Trung tâm nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc Trình Quốc Cường nói, thị trường trả chậm hàng nông sản Trung Quốc đã đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng sự phát triển cân bằng trong cung cầu lương thực trong nước, và ngày càng hình thành cảng tránh bão cho sản xuất và giá cả lương thực Trung Quốc.

Chủ tịch Ủy ban Giám sát và quản lý thị trường chứng khoán Nhà nước Trung Quốc Thượng Phúc Lâm nói, sự kiện toàn cơ bản của hệ thống thanh toán trả chậm hàng nông sản chủ yếu của Trung Quốc như lương thực, bông, dầu ăn, đường, v.v, đã hoàn thiện hơn nữa cơ chế hình thành giá cả nông sản phẩm Trung Quốc, đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng sản xuất, lưu thông và tiêu thụ hàng nông sản, ổn định thị trường, tránh rủi ro, khả năng phục vụ kinh tế quốc dân được nâng cao với mức lớn.

Theo điều tra của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế nông thôn Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho thấy, có 30% trong các doanh nghiệp lúa mì của tỉnh Hà Nam, tỉnh Hà Bắc và tỉnh Sơn Đông tham gia vào thị trường trả chậm, trong đó 67% doanh nghiệp chuyển dịch rủi ro giá cả qua trả chậm lúa mì, 33% doanh nghiệp được sử dụng thị trường trả chậm chỉ đạo sản xuất và kinh doanh.