Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  "Cô bé mắt to" cùng trưởng thành với công trình hy vọng
   2009-09-29 17:07:49    cri

Nghe Online

Thưa quý vị và các bạn, bức ảnh tuyên truyền công trình hy vọng 18 năm trước, hiện nay vẫn được treo trên các đường phố ở Trung Quốc, "Đôi mắt to" mong muốn được cắp sách đến trường trên bức ảnh vẫn làm xúc động biết người, nhưng cô bé trong bức ảnh đã lớn lên và trưởng thành trong gió xuân của công trình hy vọng. Cũng như Tô Minh Quyên, các bạn trẻ Trung Quốc bắt đầu tiếp bước không ngừng mang tình thương yêu và niềm hy vọng đến cho các em bé mong muốn được cắp sách đến trường.

Hiện nay, công trình hy vọng được quần chúng thăm gia đông đảo nhất, đồng thời cũng là sự nghiệp công ích dân gian có ảnh hưởng nhất ở Trung Quốc. Công trình hy vọng do Quỹ Phát triển Thanh Thiếu niên, nhi đồng Trung Quốc phát động và thực thi từ ngày 30 tháng 10 năm 1989, mà quần chúng nhân dân biết đến công trình hy vọng là qua bức ảnh này, đó là bức ảnh một bé gái nông thôn có đôi mắt to, với ánh mắt cầu mong một niềm hy vọng. Bức ảnh này khiến người xem không thể nào quên được, người dân Trung Quốc gọi bực ảnh này là "Cô bé mắt to", kể từ khi bức ảnh này ra mắt công chúng, thì mọi người cứ nhắc đến cô bé mắt to là nói đến công trình hy vọng. Tô Minh Quyên "Cô bé mắt to" đã trở thành biểu tượng của công trình hy vọng, quá trình trưởng thành của cô bé đã phản ánh một giai đoạn phát triển của sự nghiệp công ích của Trung Quốc.

Một bức ảnh đã làm thay đổi cuộc đời của cô bé.

Năm 1983, Quyên sinh ra trong một gia đình nông dân bình thường ở tỉnh An Huy Trung Quốc. Thu hoạch hàng năm của gia đình Quyên chỉ đủ ăn trong ba tháng, cuộc sống của gia đình chủ yếu là dựa vào bố Quyên thức khuya dậy sớm lên núi đốn củi, bắt lươn đem bán lấy tiền, vì vậy, mỗi một học kỳ phải đóng hơn 100 đồng tiền học phí cho Quyên đã trở thành gánh nặng nhất của gia đình.

Tháng 5 năm 1991, cô bé Quyên 7 tuổi cũng cắp sách đến trường như một ngày, có mấy người trông dáng như cán bộ đi vào lớp học, trong đó một người cầm một cái ống tròn, lúc thì ngắm vào cô giáo, lúc thì ngắm về phía các em học sinh, thế rồi, cái ống tròn kỳ lạ đó ngắm về phía Quyên, lúc đó Quyên có chút sợ hãi.

Ba năm sau, một học viên của một trường quân sự thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam tên là Lý Vạn đã thấy bức ảnh này trên tờ "Nhật báo Quân giải phóng" và mong muốn trợ giúp bé gái này học hết cấp một. Sau đó mỗi học kỳ, anh Lý Vạn gửi một khoản tiền cho Quyên, đến khi Quyên học hết cấp một.

Được sự trợ giúp của công trình hy vọng, năm 1996, Quyên lên cấp hai, rồi lại lên huyện học cấp ba, năm 2002, Quyên thi đỗ vào khoa Tài chính của học viện Kỹ thuật Hướng nghiệp, trường đại học An Huy và tiếp tục được sự trợ giúp của công trình hy vọng.

Tô Minh Quyên cho phóng viên biết, "Sau khi vào học đại hoc, em viết thư đề nghị Quỹ Phát triển Thanh Thiếu niên, nhi đồng của Trung Quốc, ngừng tài trợ cho em, dành khoản tiền này giúp đỡ những bạn học sinh khó khăn khác." Tiền sinh hoạt trong thời gian học đại học là do Quyên đi làm thêm kiếm được.

Có một kỳ nghỉ hè, Quyên tổ chức một số bạn tình nguyện xuống một thôn nghèo khó hỗ trợ giáo dục nghĩa vụ, Quyên được biết một bé gái cùng mẹđ sống trong một túp lều dưới mái hiên của một gia đình. Hôm đó Quyên và các bạn bỏ tiền mua nồi, mua rau nấu một bữa cơm cho hai mẹ con, trước kia về Quyên và các bạn còn gom góp được hơn 1000 đồng giúp đỡ cho hai mẹ con.

Nhìn lại quá trình trưởng thành của mình, Quyên cảm thấy mình rất may mắn, vì một bức ảnh, từ tiểu học đến trung học, rồi lên đại học Quyên đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều người.

Sau khi tốt nghiệp đại học, qua thi tuyển, Quyên được vào làm việc ở một ngân hàng Công thương, hàng ngày Quyên làm việc rất vui vẻ, quan hệ với các đồng nghiệp rất chan hoà. Nhà Quyên cách thành phố Hợp Phì 400 km, phải trèo đèo lội suối hàng ngày trời mới về đến nhà, tháng nào Quyên cũng gửi tiền về cho gia đình. Hiện nay cuộc sống cua cha mẹ Quyên đã được cải thiện.

Quyên nói với phóng viên, công trình hy vọng không những đã giúp đỡ biết bao các em học sinh nghèo khó như em được cắp sách đến trường, để chúng em thông qua sự cố gắng của bản thân làm thay đổi cuộc đời của mình, đồng thời cũng có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ đối với sự nghiệp giáo dục nghĩa vụ ở nông thôn Trung Quốc. Em hết sức cảm ơn tất cả những người và đoàn thể xã hội đã từng giúp đỡ em, bất kể là khi còn là học sinh hay đã đi lên cương vị công tác, chúng em đều cố gắng làm việc để cống hiến cho xã hội, tùy theo khả năng của mình giúp đỡ những người có khó khăn, để xã hội này càng thêm tươi đẹp, càng thêm hài hòa.

Được biết, trải qua 20 năm phát triển, công trình hy vọng tổng cộng đã quyên góp 5,3 tỷ đồng nhân dân tệ, trợ giúp cho 3 triệu 380 nghìn em học sinh gia đình nghèo khó ở nông thôn, xây dựng 15 nghìn 444 trường tiểu học hy vọng, xây dựng 14 nghìn phòng đọc sách công trình hy vọng, bồi dưỡng hơn 52 nghìn giáo viên tiểu học ở nông thôn.