Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Năm 1982: Sự sáng tạo vĩ đại của nông dân Trung Quốc
   2009-09-18 14:27:44    Xin Hua
Ngày 1-1-1982, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc công bố Văn kiện số một khẳng định rằng, chế độ trách nhiệm sản xuất với các hình thức như khoán sản phẩm đến hộ, khoán hộ v.v, đang xuất hiện tại nông thôn Trung Quốc đều là chế độ trách nhiệm sản xuất của kinh tế tập thể xã hội chủ nghĩa. Sau đó, khoán sản phẩm đến hộ, khoán hộ-được gọi là chế độ trách nhiệm khoán sản phẩm đến gia đình, sự sáng tạo vĩ đại này của nông dân Trung Quốc được phổ biến nhân rộng.

Sau Hội nghị Trung ương 3 Đảng Cộng sản Trung Quốc khoá 11, dưới sự khuyến khích của tinh thần giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị, nhiều nơi nông thôn Trung Quốc từng bước đột phá sự hạn chế về "không cho phép khoán sản phẩm đến hộ", thực hiện chế độ trách nhiệm sản xuất với nhiều hình thức. Trong đó, hình thức khoán sản phẩm đến hộ này do tương đối phù hợp trình độ sức sản xuất và truyền thống canh tác của nông thôn Trung Quốc, nên được nhiều cán bộ và người dân nông thôn áp dụng nhiều lần sau khi nông nghiệp thực hiện cải tạo hợp tác hóa, tập thể hóa, để thúc đẩy sản xuất, cải thiện cuộc sống và khắc phục thiên tai. Mặc dù cách làm này trong thời gian dài chưa được phép của Trung ương, thậm chí bị phê phán và hạn chế do bị coi là "có khuynh hướng chủ nghĩa tư bản tự phát", thế nhưng, do có thể thúc đẩy phát triển sản xuất, nên nhận được sự đồng thuận và có nền tảng vững chắc trong đông đảo nông dân. Vì vậy, khi Đảng điều chỉnh chính sách nông thôn trong thời gian diễn ra Hội nghị Trung ương 3 Đảng Cộng sản Trung Quốc khoá 11, nông thôn của một số nơi một lần nữa khôi phục chế độ khoán sản phẩm đến hộ, trong đó, huyện Phượng Dương, tỉnh An Huy xuất hiện hình thức khoán hộ triệt để hơn và đơn giản hơn so với khoán sản phẩm đến hộ, tức là bỏ khâu chuyển thành quả lao động thành "điểm" trong chế độ khoán sản phẩm đến hộ, nông hộ trực tiếp nộp sản phẩm theo quy định, những sản phẩm còn lại được để lại cho mình. Theo cách nói của nông dân là "bảo đảm nộp đủ sản phẩm cho Nhà nước và tập thể, những sản phẩm còn lại đều là của mình." Do cách làm này liên quan trực tiếp đến thành quả lao động và lợi ích nông dân, vì vậy, rất được hoan nghênh, mang lại hiệu quả tăng sản lượng rõ rệt nhất.

Thế nhưng, bất cứ là khoán sản phẩm đến hộ hay là khoán hộ đều chưa nhận được sự cho phép được ghi trong văn kiện Trung ương lúc đó, vì vậy, không ít người lo lắng cách làm này sẽ tách rời nguyên tắc xã hội chủ nghĩa. Về việc này, Trung ương Đảng áp dụng biện pháp không tranh luận, cho phép thử nghiệm, từng bước nới lỏng hạn chế về khoán sản phẩm đến hộ và khoán hộ trong văn kiện Trung ương, ủng hộ nông dân tìm tòi. Đồng chí Đặng Tiểu Bình khẳng định và tiếp tục ủng hộ đối với xu hướng cải cách đã xuất hiện tại nông thôn, đóng vai trò quan trọng cho thúc đẩy cải cách nông thôn.

Từ ngày 14 đến ngày 22 tháng 9 cùng năm, Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị Bí thư thứ nhất các tỉnh, thành, khu tự trị, trọng điểm thảo luận vấn đề tăng cường và hoàn thiện chế độ trách nhiệm sản xuất nông nghiệp. Kỷ yếu hội nghị lần này đã khẳng định việc thực hiện khoán sản phẩm đến hộ dưới sự lãnh đạo của đội sản xuất là dựa vào kinh tế xã hội chủ nghĩa, chứ không phải là tách rời quỹ đạo xã hội chủ nghĩa, không có nguy cơ phục hồi chủ nghĩa tư bản. Từ đó, đã phá vỡ quan niệm trong nhiều năm về coi khoán sản phẩm đến hộ bằng chia ruộng làm theo cá nhân và chủ nghĩa tư bản, thực hiện sự đột phá quan trọng về chính sách nông thôn của Đảng.

Từ năm 1982 đến năm 1986, Trung ương đã công bố văn kiện số một 5 năm liền, khẳng định rõ rệt đối với chế độ trách nhiệm khoán sản phẩm đến gia đình, đồng thời hướng dẫn tích cực về chính sách, thúc đẩy mạnh mẽ sự đột phá của cuộc cải cách nông thôn và sự phát triển của sản xuất nông nghiệp.