Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Nông dân Trung Quốc về quê mở cửa hàng trên mạng để tìm con đường làm giàu
   2009-09-11 13:32:52    Xin Hua
Anh Chung Chí Hoa 27 tuổi là nông dân của thị trấn Cổ Thành, huyện Tu Thủy, tỉnh Giang Tây, hiện nay, anh đã rất nổi tiếng tại quê hương anh. Dưới sự giúp đỡ của anh, chè của bà con nông dân không những đã bán rất chạy, mà còn bán với giá cao hơn 20% so với trước kia.

Anh Chung Chí Hoa những năm trước từng làm việc tại một nhà máy điện tử ở quận Bảo An, thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, khi rảnh rỗi, anh rất thích lên mạng, có khi cũng mua đồ qua mạng in-tơ-nét. Năm 2008, do tác động của khủng hoảng tài chính, thu nhập của anh từ hơn 2000 Nhân dân tệ/tháng giảm còn 1200 Nhân dân tệ. Qua nhiều lần đắn đo, cuối năm 2008, anh quyết định trở về quê hương tìm việc làm khác.

Sau khi khảo sát đầy đủ các sản phẩm đặc sắc của quê hương, anh Hoa quyết định mở cửa hàng trên mạng qua Trang web Taobao, tiêu thụ sản phẩm chè đặc sắc của quê hương. Dưới sự hỗ trợ của nhân viên kỹ thuật in-tơ-nét, cửa hàng trên mạng của anh đã khai trương tháng 2 năm nay.

"Một nông dân mở cửa hàng trên mạng, người ta đều cho rằng tôi đang đùa." Khi đề cập tới sự từng trải của anh về mở cửa hàng trên mạng, trong lòng anh cảm thấy biết bao cay đắng ngọt bùi.

Thế nhưng, qua sự tìm tòi trong nhiều tháng, anh Hoa từng bước am hiểu nghề này, cũng thông thạo về in-tơ-nét và hiểu biết những quy định về buôn bán hàng trên mang in-tơ-nét, công việc rất trôi chảy thuận lợi.

Điều càng đáng mừng là, dưới sự giúp đỡ của anh, việc tiêu thụ chè của bà con cũng rất tốt, giá cả cao hơn 20% so với những năm trước. "Những ngày làm ăn trôi chảy, một ngày có thể bán hơn 15 kg chè với giá là hơn 40 Nhân dân tệ/kg." Anh Hoa nói như vậy.

Ở tỉnh Giang Tây, ngày càng nhiều nông dân về quê mở cửa hàng trên mạng, bán các sản phẩm đặc sắc của quê hương.

Phó Giám đốc Sở Nghiên cứu kinh tế nông thôn thuộc Viện Khoa học xã hội tỉnh Giang Tây, ông Y Tiểu Kiện cho rằng, sở dĩ những nông dân trở về quê có thể mở cửa hàng trên mạng, một là do tầm nhìn của những nông dân này được mở rộng khi làm việc tại thành phố, từng tiếp xúc với in-tơ-nét, biết sử dụng in-tơ-nét như thế nào; hai là, vì công trình xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của nông thôn không ngừng tăng cường.

Thống kê cho thấy, tính đến tháng 10 năm 2007, khoảng 97% thị trấn của Trung Quốc đủ điều kiện truy cập in-tơ-nét, 92% thị trấn có thể lên mạng qua băng rộng, 99,13% thôn hành chính thông điện thoại. Tỉnh Giang Tây đã dẫn đầu thực hiện truy cập mạng băng rộng tại tất cả các thôn hành chính, thông điện thoại tại tất cả các thôn làng ở khu vực miền trung vào trước 6 tháng đầu năm nay. Số nông dân truy cập in-tơ-nét từng bước tăng lên, chiếm 28,3% tổng số người truy cập in-tơ-nét.

Nhưng, việc nông dân về quê mở cửa hàng trên mạng không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, những dịch vụ sau bán hàng của các trang thiết bị công nghệ thông tin trên thị trường nông thôn còn lạc hậu là một nhân tố hạn chế.

Đồng thời, điều kiện vận chuyển hàng hóa của nông thôn vẫn rất lạc hậu so với thành phố, đây là một nhân tố khác hạn chế nông dân mở cửa hàng trên mạng. "Bất cứ là hàng hóa lớn hay nhỏ, chúng tôi đều phải chở đến phố huyện, rồi mới có thể tìm được công ty chuyển phát nhanh." Anh Hoa nói như vậy.

Ngoài ra, việc truy cập mạng cũng là một "Chuyện xa xỉ" đối với bà con.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Chiết Giang Vương Mai Trân đã trình một đề án lên kỳ họp năm nay Quốc hội Trung Quốc, mong muốn Chính phủ tăng cường mức độ hỗ trợ bà con nông dân truy cập mạng, đào tạo nhân tài thương mại điện tử nông thôn, đẩy nhanh xây dựng thị trường mạng của nông thôn.