Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Tình cảm của "Nông dân ngoại" với ruộng lúa Trung Quốc
   2009-08-27 14:59:30    cri

Nghe Online

Đầu năm nay, tại thành phố Tín Dương tỉnh Hà Nam miền trung Trung Quốc xảy ra một chuyện mới lạ, một người Nhật Bản đã đến nông thôn địa phương này nhận khoán đất canh tác để trồng lúa, trở thành "Nông dân ngoại" chính cống.

Tại thôn Du Vi Tử xã Hử Loan huyện Tân cách thành phố Tín Dương 150 km có một cánh đồng tên là "Nông uyển xanh", một người nam giới mảnh khảnh, nước da bánh mật đang lái máy kéo san bằng ruộng đất. Ông đội chiếc mũ lưỡi trai, mặc bộ bảo hộ áo liền quần, đi đôi ủng cao su, cả người lấm bùn. Ông tên là Ta-tê-ma-chi Cô-nhi-si-cô, là "Nông dân ngoại" từ Nhật Bản đến Trung Quốc trồng lúa.

Ông Ta-tê-ma-chi Cô-nhi-si-cô năm nay 53 tuổi, là chủ một trang trại ở Nhật Bản. Ông đến huyện Tân tỉnh Hà Nam nhận khoán làm ruộng vào cuối năm 2008. Ông nói, Chính sách nâng đỡ nông nghiệp hiện nay của Trung Quốc đã thu hút ông đến Trung Quốc làm ruộng.

Nhật Bản đến Trung Quốc đầu tư đều là công nghiệp như sản xuất đồ điện.v.v..., chưa có đầu tư về nông nghiệp. Tôi thấy hiện nay Trung Quốc rất coi trọng nông nghiệp, mà chính sách ruộng đất hiện nay cũng rất tốt, nếu ruộng đất được giữ lại về sau, sẽ có nhiều doanh nghiệp tới đầu tư về nông nghiệp.

Chị Ngu Xuân Hà, nông dân huyện Tân là người giới thiệu ông đến Trung Quốc. Năm 2005, chị Ngu Xuân Hà thông qua Cục dịch vụ lao động huyện Tân giới thiệu đến Nhật Bản làm việc, làm 3 năm "Chuyên tu" tại nông trường của ông Ta-tê-ma-chi Cô-nhi-si-cô. Sự cần cù chất phác của chị Hà làm cho cả nhà ông có nhận thức mới về Trung Quốc. Trong thời gian 3 năm này, chị Hà thường kể cho ông nghe về sự phát triển nông thôn và vấn đề nông dân của Trung Quốc, cũng nói tới Chính sách đất đai mới nhất của Trung Quốc và Cơ chế nhận khoán sản xuất liên gia đình, đã làm cho ông có hứng thú. Cuối năm ngoái, chị Hà đến hạn chuẩn bị về nước, ông Ta-tê-ma-chi Cô-nhi-si-cô quyết định cùng chị Hà đến Trung Quốc nhận khoán ruộng đất trồng trọt.

Tôi nói chúng tôi bên này đều là nhân công thao tác, không có cơ giới, ở Nhật Bản đều là cơ giới hóa. Nghe xong ông ấy nói sẽ đến chỗ chúng tôi đầu tư.Sau đó ông ấy đã cùng chúng tôi về huyện Tân tỉnh Hà Nam.

Tháng 10 năm 2008, Chính phủ Trung Quốc sửa đổi chính sách hữu quan, cho phép nông dân chuyển thuê khoán đất đai nhà nước phân phối bằng nhiều hình thức. Mà huyện Tân thì đã sớm phổ biến chuyển khoán đất đai. Thôn Du Vi Tử mà ông Ta-tê-ma-chi Cô-nhi-si-cô tới có hơn 40 héc-ta đất trồng trọt, những năm gần đây, có khoảng một nửa diện tích chuyển khoán đất đai mở Trại nuôi lợn hoặc trồng nấm hương. Nhưng chuyển khoán đất đai cho người Nhật Bản trồng lúa thì thành phố Tín Dương, thậm chí tỉnh Hà Nam đây là lần đầu tiên, ở Trung Quốc cũng hiếm thấy. Ông Du Hoa Kim, Chủ nhiệm Ủy ban thôn Du Vi Tử cho biết sự lo lắng của ông lúc đó.  

Lúc đó có đôi chút suy nghĩ, nhất là bà con trong thôn sợ họ bỏ đi thì đến Nhật biết tìm đâu ra người.

Sau đó, trước sự điều hòa của chính quyền xã và cán bộ thôn, bà con trong thôn hết lo ngại, ông Ta-tê-ma-chi Cô-nhi-si-cô thuê được gần 20 héc-ta đất trồng của hơn 140 gia đình nông dân, giá thuê mỗi năm là 3750 kg thóc/một héc-ta hoặc với giá tiền tương đương, nộp trước tiền thuê một năm, thuê với thời hạn là 10 năm.

1 2