Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thành tựu khoa học kỹ thuật thực dụng quan trọng mà nước Trung Hoa mới gianh được trong 60 năm qua
   2009-08-14 16:42:22    cri

 

 

Những ngày đầu thành lập nước Trung Hoa mới, nhà nước đã đặt sự nghiệp phát triển khoa học kỹ thuật lên vị trí quan trọng, đã ấn định đề cương quy hoạch tầm nhìn rộng phát triển khoa học kỹ thuật.

Năm 1978 Trung Quốc thi hành chính sách cải cách mở cửa. Kể từ đó, Trung Quốc đã xác định tư tưởng chiến lược "khoa học kỹ thuật là sức sản xuất thứ nhất", bắt đầu tích cực tổ chức công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật, cố gắng thiết lập chế độ có lợi cho sự phát triển khoa học kỹ thuật và bồi dưỡng nhân tài. Ông Tư Hòa Bình, Chủ nhiệm Phòng Điều tra Nghiên cứu Bộ Khoa học Kỹ thuật Trung Quốc nói, những năm qua khoa học kỹ thuật đã phát huy vai trò ngày càng quan trọng trong quốc kế dân sinh:

"Thực lực khoa học kỹ thuật của Trung Quốc nhìn chung đã thu hẹp hơn nữa khoảng cách so với trình độ tiên tiến trên thế giới, một số lĩnh vực đã bước vào hàng đầu thế giới, ảnh hưởng đối với phát triển khoa học kỹ thuật thế giới nhanh chóng nâng cao. Khoa học kỹ thuật đã tạo sự hỗ trợ mạnh mẽ cho sự thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm an ninh quốc gia."

Hiện nay, Trung Quốc đã đón chào thời kỳ cao sản thành quả khoa học kỹ thuật, mỗi năm xuất hiện khoảng 20 nghìn dự án thành quả khoa học kỹ thuật, liên quan tới nhiều lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái v.v.

Sự phát triển khoa học kỹ thuật đã ngày càng cải thiện cuộc sống của mọi người, bà Mã Cầm, một nông dân xã Thanh Lam Sơn tỉnh Cam Túc Trung Quốc có thể nghiệm sâu sắc về điểm này. Bà cho phóng viên biết, phương pháp trồng trọt, nuôi trồng tiên tiến, khiến cuộc sống trong làng ngày càng phơi phới đi lên. Không những vậy, địa phương có hàng trăm gia đình, hiện nay nhà nào cũng đã xây dựng hầm khí bi-ô-ga, sử dụng khí Bi-ô-ga.

"Như vậy quanh năm bốn mùa không còn phải đun củi, rơm rạ, một năm tiết kiệm khoảng 2000 đến 3000 Nhân dân tệ tiền đun củi đun than, có thể để dành rơm rạ để tiến hành xử lý amoni hoá, rồi mang đi nuôi trồng, chứ không đốt. Trước đây chúng tôi coi rơm rạ là nhiên liệu, bây giờ thì dùng làm thức ăn cho gia súc."

Sự không ngừng phát triển trình độ kỹ thuật công trình đã đổi mới bộ mặt thành phố Trung Quốc, phương tiện giao thông công cộng đã có sự thay đổi triệt để. 30 năm trước, tốc độ trung bình của tàu hoả Trung Quốc chỉ là hơn 50 km/h, từ Bắc Kinh đi Thượng Hải mất gần 20 tiếng đồng hồ; bây giờ, đường sắt, đường bộ, đường hàng không toả đi khắp nơi, thời gian cần cho đoạn đường đi từ Bắc Kinh đến Thượng Hải chỉ bằng 1/10 trước đây.

Nếu nói khoa học kỹ thuật khiến đi lại của người Trung Quốc nhanh chóng hơn, bảo vệ môi trường hơn, thì sự phát triển của công nghệ In-tơ-nét khiến mọi người không cần đi ra khỏi nhà đều có thể biết được chuyện của thiên hạ. Theo thống kê mới nhất, hiện nay cư dân mạng Trung Quốc đã vượt quá 330 triệu người.

Điều đáng nói là, công nghệ In-tơ-nét còn ngày càng được dùng vào cải thiện chức năng phục vụ công cộng của chính quyền. Ví dụ như, "Công trình giáo dục từ xa hiện đại Trung Tiểu học nông thôn" mà Trung Quốc khởi động vào 5 năm trước, khiến khoảng 80% trường học nông thôn Trung Quốc đã có năng lực triển khai giáo dục từ xa. Em Lý Tường, học sinh Tiểu học thị trấn Khôi Trại tỉnh Quảng Đông Trung Quốc cho phóng viên biết, phương thức dạy học này, đã nâng cao hứng thú học tập của em:

"Cứ như đi xem phim vậy, có hoạt hình, có tiếng nói, xem rất hay, rất thích."

Tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, cũng như ảnh hưởng lớn lao của nó đối với đời sống nhân dân trong 60 năm thành lập nước Trung Hoa mới đã được giải thích tốt nhất tại Thế vận hội Bắc Kinh tổ chức năm ngoái. Nguyên tố khoa học kỹ thuật đã thâm nhập vào mọi mặt Thế vận hội Bắc Kinh. Trong đó, lễ khai mạc đã vận dụng mấy chục kỹ thuật mới thậm chí được dư luận nước ngoài đánh giá là "sự kết hợp hoàn mỹ giữa tinh thần Ô-lim-pích và khoa học kỹ thuật hiện đại".

Nhân dịp chào mừng 60 năm Ngày thành lập nước Trung Hoa mới, mọi người càng có lý do tin rằng, khoa học kỹ thuật sẽ mang lại nhiều kinh ngạc và mừng rỡ cho cuộc sống mọi người. Bởi vì, nhiều nhà khoa học Trung Quốc như chuyên gia lúa nước Viên Long Bình đang tiến bước vào trình độ kỹ thuật cao hơn.

"Mục tiêu sản lượng thí điểm trên diện tích lớn của lúa lai kỳ ba là 13,5 tấn/hécta, tôi tràn đầy lòng tin về việc này, dự định năm 2010 có thể thực hiện mục tiêu này."


1 2