Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Cán bộ thôn sinh viên Quách Bích Ngọc: trở thành một con "nhạn đầu đàn" dẫn dắt bà con làm giàu
   2009-08-14 15:03:42    Xin Hua
"Tôi sinh ở nông thôn, có tình cảm đặc biệt đối với nông thôn và bà con nông dân." Sinh viên Quách Bích Ngọc tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp Nam Kinh nói như vậy. Năm 2006, chị tham gia Chương trình Tô Bắc—Chương trình sinh viên phục vụ tình nguyện miền Tây Trung Quốc, năm 2007, chị được chọn làm cán bộ thôn sinh viên đợt đầu tỉnh Giang Tô, hiện nay, giữ chức Bí thư Chi bộ đảng thôn Tân Nam, xã Tứ Minh, huyện Xạ Dương.

Khi tốt nghiệp đại học, vừa vặn Chương trình sinh viên phục vụ tình nguyện tại miền bắc tỉnh Giang Tô tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp, chị lập tức tham gia và trở về quê làm người tình nguyện trong cộng đồng sinh viên 1 năm. Tháng 7 năm 2007, chị Ngọc hết hạn làm người tình nguyện. Khi được tin Tỉnh ủy đang tuyển chọn sinh viên làm cán bộ tại những thôn kém phát triển kinh tế, chị không do dự gì đã bước lên con đường làm cán bộ thôn, đến thôn Tân Nam, xã Tứ Minh, huyện Xạ Dương, thành phố Diêm Thành, chị muốn dựa vào những kiến thức đã học tại Đại học Nông nghiệp để thay đổi cục diện lạc hậu và đói nghèo của quê hương.

Thôn Tân Nam là một thôn nghèo ở miền tây-bắc huyện Xạ Dương, giao thông khó khăn, đất thấp, mỗi khi đến mùa lũ lụt đều rất nguy hiểm, không thích hợp phát triển ngành trồng trọt, việc thu hút đầu tư cũng bị ảnh hưởng rõ rệt, trong thôn không có một doanh nghiệp nào, hàng hóa bên ngoài không vào được thôn, còn hàng hóa trong thôn cũng không ra được ngoài. Lâu nay, bà con chỉ dựa vào trồng lúa gạo và lúc mì để đảm bảo cuộc sống.

Khi mới đến thôn, chị Ngọc không biết bất đầu công việc từ đâu, cũng không biết nên làm những việc gì. Sau khi tới thăm các gia đình trong thôn, chị rất vui khi phát hiện, trong thôn có một hộ nuôi gà lớn đã nuôi gà 10 năm, thu nhập năm ngoái là 140 nghìn Nhân dân tệ. 140 nghìn Nhân dân tệ là một con số hết sức hấp dẫn trong thôn nghèo này, thế nhưng, tại sao trong 10 năm qua, chỉ có một hộ nuôi gà trong thôn? Qua điều tra, chị mới biết, dự án nuôi gà quy mô ở nông thôn tuy có thu nhập cao, song đầu tư lớn và có rủi ro kỹ thuật cao, nếu không làm tốt công việc phòng chống xảy ra dịch bệnh thì sẽ mất hết vốn liếng.

Chuyên ngành của chị Ngọc là động vật học, chị nghĩ rằng, chị có thể hỗ trợ kỹ thuật để giúp nông dân nuôi gà. Sau khi điều tra và suy xét, chị Ngọc đưa ra ý định phát triển dự án nuôi gà theo hướng công nghiệp, và nhận được sự ủng hộ của Ủy ban thôn. Tháng 9 năm 2007, chị dẫn đầu thành lập Hợp tác xã chăn nuôi đầu tiên của thôn, và giữ chức Bí thư Chi bộ đảng của Hợp tác xã. Tuy đã thành lập Hợp tác xã, nhưng khi vận hành lại gặp một loạt vấn đề: tư tưởng bà con bảo thủ, thiếu kỹ thuật và tiền vốn, không ai dám mạo hiểm, nhiều nông hộ có hứng thú nuôi gà nhưng do thiếu tiền vốn lại rút lui.

Thế nhưng, chị Ngọc vẫn nung nấu quyết tâm, chị và kế toán viên của thôn nhiều lần khuyến khích nông dân, đến Hợp tác xã tín dụng nông thôn để thương lượng việc vay vốn, rút cuộc, mỗi nông hộ nuôi gà có thể vay được 10 nghìn đến 20 nghìn Nhân dân tệ vốn hỗ trợ xóa đói giảm nghèo. Sau đó, dưới sự giúp đỡ của Nhóm công tác xóa đói giảm nghèo Ban Tổ chức Thành ủy, lại được thi hành chính sách khuyến khích là thưởng 2000-3000 Nhân dân tệ cho nông hộ nuôi 1000 con gà. Qua sự nỗ lực, đã có 21 nông hộ quyết định mở trại nuôi gà của mình.

Đã thành lập trại nuôi gà, vấn đề tiếp theo là vấn đề kỹ thuật. Do thiếu kinh nghiệm thực tiễn, chị Ngọc 3 lần đến Nam Kinh, mời thầy cô giáo của mình đến thôn khảo sát. Tháng 10 năm 2008, 3 giáo sư của Đại học Nông nghiệp Nam Kinh đã đến thôn Tân Nam, mở lớp tập huấn và giao lưu với bà con nông dân, đưa ra một loạt kiến nghị hợp lý. Là "kỹ thuật viên" của thôn, chị còn định kỳ hướng dẫn cho các nông hộ kiến thức nuôi gà qua mạng lưới giáo dục từ xa. Những đảm bảo kỹ thuật này đã làm cho nông dân nuôi gà có lòng tin.

Tháng 11 năm 2008, để làm mẫu cho càng nhiều bà con nuôi gà, chị Ngọc và một người dân trong thôn cùng hợp tác thành lập một cơ sở nuôi gà trứng tiêu chuẩn đầu tiên trong xã.

Có người từng hỏi chị Ngọc, định nuôi gà suốt đời ở thôn à? Chị trả lời rằng, là một cô gái, tôi cũng từng có nhiều ước mơ tươi đẹp; cũng từng tưởng mình là một con chim nhỏ bay trong bầu trời. Song, bây giờ, chị muốn làm một con nhạn, là một con "nhạn đầu đàn" dẫn dắt bà con bay tới tương lai tươi đẹp.