Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Năng lượng sạch làm cho nông thôn tỉnh Cam Túc tươi đẹp hơn
   2009-07-27 16:06:03    cri

Kỹ sư Trương Lan Anh nói, cùng với công nghệ nghiên cứu và xây dựng ngày càng chín muồi, nhà năng lượng mặt trời đã ngày càng phổ biến ở nông thôn tỉnh Cam Túc. Tính đến cuối năm ngoái, khu vực nông thôn tỉnh Cam Túc đã có hơn 1,5 triệu mét vuông nhà năng lượng mặt trời.

Trong khi ra sức khai thác, sử dụng năng lượng mặt trời, tỉnh Cam Túc còn rất chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái mong manh ở nông thôn địa phương, tích cực phổ biến năng lượng sinh học. Do quanh năm bị hạn hán, ít mưa, trồng và bảo tồn thảm thực vật tỉnh Cam Túc rất khó, chặt phá quá mức sẽ dẫn đến hệ thống thảm thực vật bị phá hoại, tiếp theo môi trường sinh thái sẽ bị đe dọa. Cho nên, kể từ đầu thế kỷ 21, tỉnh Cam Túc triển khai toàn diện xây dựng bể khí bi-ô-ga trong khu vực nông thôn toàn tỉnh, giảm thiểu sự dựa vào thảm thực vật của nông dân trong cuộc sống, hiện tượng chặt phá rừng ngày càng ít.

Ở nhà anh Lý Hồng Vĩ, nông dân thôn Đại Bình, phóng viên nhìn thấy hệ thống khí bi-ô-ga hoàn chỉnh và hiệu suất cao. Ở sân sau nhà của anh Lý Hồng Vĩ có một chuồng sinh thái với diện tích gần 20 mét vuông, 4-5 con cừu đang ăn cỏ. Sở dĩ chuồng cừu này được gọi là chuồng sinh thái là vì dưới chuồng có một bể khí bi-ô-ga khép kín.

Anh Lý Hồng Vĩ cho biết, phân và nước tiểu của người và súc vật amoniac hóa, lên men ở bể khí bi-ô-ga, khí bi-ô-ga hình thành được trực tiếp dẫn vào ống nhà bếp để làm nhiên liệu, chất lỏng còn lại trong bể được dẫn vào ruộng đồng làm phân bón. Anh Lý Hồng Vĩ nói, sau khi sử dụng hệ thống bể khí bi-ô-ga này, gia đình anh không cần lên núi lấy củi, mua than nữa, anh cùng vợ cũng có thời gian đi làm thuê, làm ruộng. Anh nói:

"Trước kia không có khí bi-ô-ga, chúng tôi phải lên núi lấy củi, mua than, sau đó sử dụng khí bi-ô-ga, thay đổi điều kiện vệ sinh, nông dân cũng không cần lên núi lấy củi nữa, vừa tiện lợi, vừa an toàn, vừa vệ sinh. Tôi có thời gian đi làm thuê, vợ tôi có thời gian phát triển nghề chăn nuôi."

Trong quá trình phỏng vấn ở thôn Đại Bình, phóng viên được biết, kể từ năm 2002, dưới sự ủng hộ của chính quyền và cơ quan hữu quan, thôn Đại Bình cả thảy đầu tư khoản vốn hơn 200 nghìn nhân dân tệ triển khai công trình chuồng sinh thái và bể khí bi-ô-ga trong phạm vi cả thôn, vừa tạo tiện lợi cho cuộc sống người dân, vừa thực hiện mục tiêu trả lại đất cho trồng rừng, trồng cây gây rừng ở núi hoang đồi trọc, bảo vệ hữu hiệu môi trường sinh thái địa phương.


1 2