Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Tỉnh Cam Túc Trung Quốc tối ưu hóa môi trường sinh thái bằng kỹ thuật thực dụng
   2009-07-21 16:18:11    CRIonline

Nghe Online

Tỉnh Cam Túc nằm trên cao nguyên đất vàng miền Tây Bắc Trung Quốc, là một trong những khu vực bị hạn hán nghiêm trọng. Kể từ thập niên 90 thế kỷ 20, tỉnh Cam Túc bắt đầu phổ biến kỹ thuật thực dụng như năng lượng mặt trời cải tạo hoang mạc hóa v.v, cải thiện môi trường sinh thái địa phương, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân.

Đặt chân lên đất thôn Đại Bình thành phố Định Tây tỉnh Cam Túc, phóng viên được biết, hơn một trăm gia đình nông dân đều đã sử dụng bếp năng lượng mặt trời. Bếp năng lượng mặt trời không những tiết kiệm chi phí mua nhiên liệu cho bà con nông dân, mà còn có thể tránh bà con lên núi cắt cỏ và chặt cây, bảo hộ hữu hiệu môi trường sinh thái xung quanh thôn Đại Bình.

Bếp năng lượng mặt trời của thôn Đại Bình là do Sở Nghiên cứu năng lượng thiên nhiên Cam Túc nghiên cứu và sản xuất. Kỹ sư sở nghiên cứu này Kim Kế Tổ cho biết, giá rẻ và thực dụng của bếp năng lượng mặt trời là nguyên nhân quan trọng hấp dẫn bà con nông dân.

"Đun lượng nước như nhau bằng bếp năng lượng mặt trời và bếp điện mấy trăm oát, thời gian là giống nhau, cho nên có thể nói rất thực dụng, không gây ô nhiễm mà còn giá rẻ. Mua bếp năng lượng mặt trời chỉ cần 180 đồng nhân dân tệ, có thể sử dụng trong 10 năm, trung bình mỗi năm chỉ cần 18 đồng. Tính cả giá thành dịch vụ và nhiên liệu của thời gian sử dụng, mỗi năm mỗi gia đình ít nhất có thể tiết kiệm được 1000 đồng."

Trên thực tế, 2/3 vùng nông thôn tỉnh Cam Túc hiện nay đã sử dụng bếp năng lượng mặt trời. Thời gian có ánh nắng mặt trời trong cả năm của tỉnh Cam Túc đạt tới 1700-3300 tiếng đồng hồ. Tài nguyên năng lượng mặt trời dồi dào đã tạo điều kiện tiện lợi cho tỉnh Cam Túc nghiên cứu, phát triển và sử dụng năng lượng sạch.

Bà Trương Lan Anh, Kỹ sư cao cấp của Cơ sở thí điểm Sở Nghiên cứu Năng lượng Thiên nhiên Cam Túc đã giới thiệu tòa kiến trúc tiết kiệm năng lượng tiên tiến. Bà giải thích rằng, tòa kiến trúc mặt trời chủ yếu là sử dụng chức năng bức xạ trực tiếp của mặt trời, không cần lắp ráp thiết bị tụ nhiệt năng lượng mặt trời phức tạp, càng không sử dụng thiết bị động lực tuần hoàn, hoàn toàn dựa vào kết cấu kiến trúc tạo nên các đặc tính tụ nhiệt, cách nhiệt, giữ nhiệt độ và thông gió v.v, đạt mục đích mùa đông ấm, mùa hè lạnh. Bà Trương Lan Anh cho biết, những năm gần đây, Sở Nghiên cứu Năng lượng Thiên nhiên Cam Túc đã phổ biến xây dựng hơn 1,5 triệu mét vuông nhà lầu mặt trời tại vùng nông thôn Tây Bắc trong đó kể cả tỉnh Cam Túc.

Ánh nắng mặt trời cường độ cao đã mang lại tài nguyên năng lượng mặt trời dồi dào cho Cam Túc, đồng thời cũng trực tiếp dẫn đến điều kiện khí hậu hạn hán, thiếu nước và hoang mạc hóa của tỉnh Cam Túc. Kết quả giám sát hoang mạc hóa và sa mạc hóa đất đai của tỉnh Cam Túc cho thấy, diện tích đất đai hoang mạc hóa ở địa phương đã vượt quá 19 triệu ha, chiếm trên 45% tổng diện tích tỉnh này, cần phải cải tạo và bảo vệ hơn 10 triệu ha diện tích đất đai bị sa mạc hóa.

1 2