Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Mẹ sẽ cho con lại nhìn thấy thế giới tươi đẹp
   2009-07-21 15:47:48    CRIonline

Nghe Online

Gần đây, câu chuyện về một người mẹ tên là Tống Tài Phương ở thành phố Đức Châu, tỉnh Sơn Đông Trung Quốc với tình thương bao la đã hiến giác mạc của đứa con gái mới có tám tháng tên là Trình Giai Vi không may qua đời, nhiều người phải cảm động trước việc làm này của chị.

Được biết, hiện nay ở Đức Châu bé Vi là người đầu tiên hiến giác mạc, cũng là người tình nguyện hiến giác mạc nhỏ tuổi nhất của Hội Chữ Thập đỏ tỉnh Sơn Đông.

Ngày 14 tháng 8 năm 2008, một bé gái sinh ra trong gia đình anh Trình Chấn Dũng ở thôn Trình Gia, cha mẹ đặt tên cho bé là Trình Giai Vi. Mới chào đời không được bao lâu, mắt bé Vi đã mở rất to và sáng long lanh. Thế nhưng, trong lúc hai vợ chồng hết sức vui mừng, thì một tin buồn như sét đánh ngang tai --- bé Vi bị chẩn đoán mắc bệnh tim bẩm sinh rất nghiêm trọng. Theo đà bé Vi ngày một lớn, căn bệnh cũng ngày một trầm trọng. Tháng 3 năm nay, bệnh lại tái phát phải đưa bé đi bệnh viện, khi bác sĩ cho hai vợ chồng chị Phương biết bệnh của bé không thể điều trị được, chị Phương liền nẩy ra một ý nghĩ, ngày con lìa xa cõi đời sẽ hiến giác mạc, để giác mạc của con cấy vào mắt người khác, giúp họ tìm lại ánh sáng, đây là một cách tiếp nối sinh mệnh, cũng là sự an ủi tốt nhất đối với chị, để cho con gái lại được nhìn thấy thế giới tươi đẹp.

Khi phóng viên hỏi chị sao lúc đó lại có ý nghĩ như vậy, người mẹ can đảm này cho biết: "Vợ chồng tôi đưa cháu đến bệnh viện, bác sĩ sau khi kiểm tra kỹ bệnh tình của cháu, khuyên vợ chồng tôi không nên tiếp tục chạy chữa nữa, lúc đó trong đầu óc tôi liền nẩy ra ý nghĩ này. Tôi biết rõ rằng cháu không còn hy vọng nữa, nhưng vẫn mong sao kỳ tích đến với cháu. Chị Phương nói: Chị từng xem báo thấy có đăng về mặt này, được biết có rất nhiều người khiếm thị cần làm phẫu thuật cấy giác mạc, mong được hồi phục thị giác, nhưng rất ít người hiến giác mạc. Chị Phương cho phóng viên biết: "Tôi xem truyền hình thấy một câu chuyện như thế này, một bé gái 2 tuổi sau khi qua đời, cha mẹ cháu đã hiến giác mạc của cháu, để cho cháu khác được nhìn thấy ánh sáng, cha mẹ của cháu đó làm được thì tôi cũng làm được."

Lúc đầu, cả gia đình phản đối ý nghĩ này của chị Phương, do chịu ảnh hưởng của quan niệm truyền thống của nông thôn, nên việc làm này của chị Phương khiến người trong gia đình rất khó hiểu. Người trong gia đình phản đối vẫn không làm thay đổi ý định này của chị. Chị ứa nước mắt nói với mọi người trong gia đình: "Việc khác gia đình có thể quyết định, nhưng việc này thì vợ chồng mình nên tự quyết định, là người mẹ, không ai có thể thương con hơn mình, nhưng cách thương con của mình không giống người khác. Nếu như giác mạc của cháu có thể cứu người khác, thì tại sao không để cho cháu ra đi một cách có ý nghĩa." Chị kiên trì thuyết phục chồng và mọi người trong gia đình, cuối cùng mọi người trong gia đình đã thông cảm và ủng hộ chị.

Rạng sáng ngày 4 tháng 5, bé Vi lìa xa cõi đời, chị Phương nuốt nước mắt gọi điện thoại cho Hội Chữ thập đỏ thành phố Đức Châu, rồi ôm chặt con vào lòng, hát cho con nghe hết lần này đến lần khác bài hát "Trên đời chỉ có mẹ thương con", rất lâu không muốn rời con.

Do thành phố Đức Châu không có đủ điều kiện kỹ thuật để lấy giác mạc, nhân viên công tác của Hội Chữ thập đỏ lập tức liên hệ với bệnh viện Mắt của tỉnh Sơn Đông. 10 giờ 30 sáng hôm đó, bác sĩ của bệnh viện Mắt và nhân viên công tác của Hội Chữ thập đỏ đã đến nhà chị Phương, bắt đầu làm phẫu thuật lấy giác mạc.

Sáng cùng ngày, bác sĩ Lý ở bệnh biện Mắt của tỉnh đã lấy giác mạc của bé Vi. Bác sĩ Lý nói với phóng viên: "Làm cha mẹ vừa đau đớn vì mất con, đã có được ý nghĩ cao thượng như vậy, khiến mọi người rất cảm động." Bác sĩ cho biết: "Giác mạc của bé Vi sẽ được ghép ngay cho hai cháu trai khoảng một tuổi, chúng tôi đã báo cho bố mẹ của hai cháu cần ghép giác mạc, hai gia đình sẽ nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để làm phẫu thuật."

Viện trưởng bệnh viện Mắt tỉnh Sơn đông Cao Hoa cho phóng viên biết, hiện nay có rất nhiều người bệnh xếp hàng chờ giác mạc, mà hiện nay trong lâm sàng giác mạc lại rất khan hiếm, chủ yếu phải điều ở nơi khác đến để đáp ứng nhu cầu của người bệnh.

Ông Bao Khánh Đường Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ thành phố Đức Châu cũng cho biết: "Hiện nay, ở Trung Quốc có hơn 3 triệu người bệnh chờ làm phẫu thuật ghép giác mạc, nhưng do nguồn giác mạc rất khan hiếm, nên hàng năm các bệnh viện lớn trong cả nước chỉ hoàn thành được hơn 3000 ca phẫu thuật ghép giác mạc, chỉ chiếm có 1 phần 1000 trong số người bệnh.

Thưa quý vị và các bạn, theo đà tiến bộ của xã hội và ngành y học không ngừng phát triển, ngày càng có nhiều người sau khi qua đời đã hiến một bộ phận, thậm chí nhiều bộ phận trên cơ thể để cứu người bệnh, đây cũng là sự cống hiến lớn lao, thể hiện tình cảm cao cả của con người văn minh trong xã hội hiện đại, nhưng do chịu ảnh hưởng của quan niệm truyền thống, nên việc này còn gánh nặng đường xa, không phải một sớm một chiều mà có thể đả thông tư tưởng của mọi người.