Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Biện pháp xóa đói giảm nghèo bằng phát triển ngành nghề giúp nông dân tỉnh Cam Túc đi lên con đường làm giàu
   2009-07-20 16:48:36    CRIonline

Nghe Online

Tỉnh Cam Túc nằm ở miền tây bắc Trung Quốc, là khu vực mưa ít, bị hạn hán nghiêm trọng. Trong thời gian dài, khí hậu khắc nghiệt đã cản trở sự phát triển của nông nghiệp địa phương, mức sống nông dân cũng tương đối nghèo khó. Nhưng, mới đây khi phỏng vấn ở nông thôn tỉnh Cam Túc, phóng viên phát hiện tình hình phát triển nông nghiệp và mức sống nông dân địa phương đã có sự chuyển biến đáng mừng dưới sự thúc đẩy của biện pháp xóa đói giảm nghèo bằng phát triển ngành nghề.

Chị Nhiễm Cúc Anh là một nông dân bình thường ở thôn Đại Bình quận An Đình thành phố Định Tây tỉnh Cam Túc. Chị Nhiễm Cúc Anh làm ruộng mấy chục năm, chị cho phóng viên biết trước kia gia đình chị chủ yếu trồng lương thực, được mùa hay không hoàn toàn dựa vào ông trời, gia đình 6 người sống rất chật vật. 5 năm trước, họ bắt đầu trồng khoai tây và những cây kinh tế khác, hơn nữa còn bắt đầu nuôi cừu dưới sự tài trợ của Chính phủ. Những năm qua, thu nhập của gia đình đã tăng nhiều lần. Vì có thu nhập ổn định, mức sống của gia đình cũng dần dần được nâng cao, gia đình không những đã xây nhà gạch khang trang rất đẹp, mà còn đã mua các đồ điện gia dụng như ti-vi, quạt máy v.v.

Sở dĩ gia đình chị Nhiễm Cúc Anh thoát nghèo một cách thành công là vì chính quyền địa phương những năm qua phổ biến một mô hình mới xóa đói giảm nghèo—biện pháp xoá đói giảm nghèo bằng phát triển ngành nghề. Thành phố Định Tây gia đình chị Nhiễm Cúc Anh sinh sống là một trong những khu vực nghèo khó nhất, có môi trường sinh thái thiên nhiên khắc nghiệt nhất ở tỉnh Cam Túc. Nhằm giúp nông dân có cuộc sống tốt, chính quyền địa phương nhiều năm qua đã thử nhiều biện pháp, biện pháp xóa đói giảm nghèo bằng phát triển ngành nghề là biện pháp thành công nhất. Ông Ngô Kiến Chương, Chủ nhiệm Văn phòng xóa đói giảm nghèo quận An Định thành phố Định Tây giới thiệu với phóng viên địa phương đã triển khai biện pháp này như thế nào. Ông nói:

"Biện pháp xóa đói giảm nghèo bằng phát triển ngành nghề chủ yếu phát triển nghề trồng khoai tây, trồng cỏ cho súc vật ăn và ngành dịch vụ lao động, mỗi năm chúng tôi cấp hơn 15 triệu nhân dân tệ cho công tác xóa đói giảm nghèo. Những năm qua chúng tôi áp dụng hình thức "một khối hai cánh", "một khối" nghĩa là triển khai biện pháp trong cả thôn, tức là đầu tư khoản vốn lớn vào một thôn để giải quyết vấn đề ấm no của toàn bộ người dân trong thôn; "hai cánh" nghĩa là chú trọng hai mặt: xóa đói giảm nghèo bằng phát triển ngành nghề và đào tạo lao động."

Trong khi đó, nông dân địa phương cũng tự thành lập Hiệp hội khoai tây, căn cứ theo quy luật thị trường, cân đối giá khoai tây trong mùa đắt hàng và mùa ế hàng, chỉ đạo nông dân sản xuất và tiêu thụ. Bà Mã Cầm, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Thanh Lam Sơn quận An Đình cho biết:

"Khi đến mùa thu hoạch, nhân viên tiếp thị sẽ điều tra tình hình thị trường khoai tây khắp nơi cả nước, rồi hướng dẫn người dân định giá bán khoai tây. Sau đó, Hiệp hội sẽ tổ chức nông dân bán khoai tây với giá nông dân hài lòng. Nếu giá trên thị trường quá thấp, nông dân không muốn bán, chúng tôi cất toàn bộ khoai tây vào hầm, dành lợi ích tối đa cho người dân, khiến họ gia tăng thu nhập, như vậy sẽ nâng cao tính tích cực trồng khoai tây của người dân. Hiện nay ở xã, mỗi năm có người trồng khoai tây, có người bán khoai tây, khâu nào cũng có người kiếm được tiền, như vậy đã hình thành nghề trồng khoai tây."

Hiện nay, nghề trồng khoai tây đã trở thành nguồn kiếm tiền của nông dân thành phố Định Tây. Chúng ta hãy lấy thôn Đại Bình quận An Định làm ví dụ, năm ngoái cả thôn thu nhập ròng bình quân đầu người vượt quá 3300 nhân dân tệ, trong đó một nửa đến từ nghề trồng khoai tây.

Ngoài nghề trồng khoai tây ra, thành phố Định Tây còn ra sức phổ biến nghề chăn nuôi súc vật đặc sắc phù hợp với nông thôn, để người dân ở khu vực nghèo khó sớm thoát nghèo. Thông qua phát triển nghề nuôi gà đẻ trứng, thôn Thái Bình thị trấn Lỗ Gia Câu quận An Định thành phố Định Tây đã đi lên con đường làm giàu. Anh Vương Tiến Thành là một trong những nông dân sớm nhất bắt đầu nuôi gà đẻ trứng ở thôn này. Hiện nay anh đã thành lập xưởng chế biến thức ăn gia súc, trở thành giám đốc. Anh cho phóng viên biết:

"Năm 2000 tôi bắt đầu nuôi gà, lúc đó dưới sự hỗ trợ của dự án xóa đói giảm nghèo cấp quốc gia, tôi bắt đầu nuôi 700 con gà, hiện nay tôi đã nuôi 2000 con. Hiện nay tôi còn phát triển nghề chế biến thức ăn gia súc, thu nhập mỗi năm lên tới khoảng 200 nghìn đến 300 nghìn nhân dân tệ."

Dưới sự lôi kéo của anh Vương Tiến Thành, hiện nay 1/3 hộ gia đình ở thôn Thái Bình đều nuôi gà, quy mô lên tới 300 nghìn con. Cả thôn mỗi ngày có thể sản xuất và tiêu thụ 20 tấn trứng gà, 40 tấn thức ăn gà.

Trong quá trình phổ biến biện pháp xóa đói giảm nghèo bằng phát triển ngành nghề, tỉnh Cam Túc còn hết sức coi trọng bảo vệ môi trường sinh thái vốn mong mảnh ở địa phương, phấn đấu thực hiện phát triển kinh tế tuần hoàn.

Ở thôn Đại Bình gia đình chị Nhiễm Cúc Anh sinh sống, tất cả hơn 120 hộ gia đình đều có chuồng gà đạt yêu cầu bảo vệ môi trường, sử dụng khí bi-ô-ga. Mô hình vườn-ao-chuồng này không những giúp người dân tiết kiệm tiền sử dụng năng lượng từ 2000 đến 3000 nhân dân tệ mỗi năm, mà còn thực hiện sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả.